Thủy Sản
|
|||||||||||
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo
1/ Mùa vụ nuôi Mùa vụ nuôi phụ thuộc vào việc sản xuất con giống. Thông thường mùa vụ nuôi tập trung từ tháng 5 – 9, trong đó tập trung nhiều vào tháng 7 và tháng 8.2/ Chuẩn bị vèo nuôi Tùy theo điều kiện từng hộ gia đình mà diện tích vèo nuôi có thể khác nhau, nhưng thích hợp từ 10 – 30m2, sâu 1,5 – 2,5m. Vèo lưới thường dùng loại lưới thưa (mắt lưới cỡ 2,5 cm), sợi lớn bằng nylon (cỡ 3,6 ly), có độ bền cao, ít thấm nước. Vèo được đặt trong ao, đáy vèo cách đáy ao khoảng 0,5m. Độ sâu của nước trong vèo lưới phải từ 2,5m trở lên. Vèo nên thiết kế là hình vuông hoặc hình chữ nhật. Vị trí đặt vèo có thể là ao, hồ hoặc mép kênh. 3/ Quy cách giống, mật độ nuôi và cách thả giống Cá lóc là loài cá dữ, sự cạnh tranh thức ăn trong ao rất mãnh liệt vì vậy sự phân đàn rất lớn sau thời gian nuôi ngắn. Do đó, việc chọn đàn cá cùng ngày tuổi và cùng kích thước là rất quan trọng và góp phần lớn đến năng suất hay sản lượng cá khi thu hoạch. Nên chọn mua cá giống ở những nơi tin cậy, cá có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị hình, không bị trầy trụa, không có triệu chứng bệnh. Cỡ cá giống phải đạt từ 20 - 30g/con, mật độ thả từ 80 - 100 con/m3 là tốt nhất. Cá giống mua về nên dùng dung dịch nước muối ăn 2 – 3 % tắm cá khoảng 5-10 phút, để diệt mầm bệnh trước khi thả nuôi. Lưu ý: Không nên thả cá vào thời điểm trước và sau khi mưa, do nhiệt độ nước thay đổi sẽ gây sốc cá, tỉ lệ sống giảm thấp. 4/ Thức ăn + Thành phần thức ăn Cá lóc là loài cá ăn động vật, thành phần thức ăn bao gồm nhiều loại động vật tươi sống như: cá, tép, ếch nhái,... Trong quá trình nuôi cần tập tập luyện cá giống quen dần với loại thức ăn chế biến từ các nguồn nguyên liệu địa phương như: cá tạp, tấm cám, bắp và Vitamin C,... có hàm lượng protein cao hơn 20%, hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá có vẫy. + Khẩu phần ăn Khẩu phần thức ăn cho cá hàng ngày sẽ được định lượng cho phù hợp với các nhu cầu dinh dưỡng và tình hình sức khỏe ở các giai đoạn phát triển của cá. Cho ăn theo trọng lượng thân của cá, khi cá dưới 20g/con lượng thức ăn cho cá ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể, nếu trên 20g/con cho ăn bằng 5% trượng lượng. * Công thức thức ăn chế biến bao gồm: 70% cá tạp xay nhuyễn + 20% bột nành + 5% men tiêu hóa + 5% vitamin và khoáng chất. Cho cá ăn 2 lần/ngày, sáng (6 – 7 giờ) và chiều (16 – 17 giờ). Ngoài ra, có thể cho cá lóc ăn thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, nếu cho ăn thức ăn công nghiệp cần phải tập cho cá ăn từ lúc còn nhỏ và không cho ăn thức ăn tươi sống trong khi tập cho ăn thức ăn chế biến. + Cách cho cá lóc ăn Thông thường ở thời điểm đầu thả giống do kích thước cá còn nhỏ nên thức ăn cần được xay nhuyễn đến khi cá lớn thức ăn có thể cung cấp trực tiếp. Cho ăn trong sàn ăn đối với thức ăn tươi sống mục đích nhằm kiểm soát được lượng thức ăn và không gây ô nhiễm cho cả ao nuôi sau khi cho ăn khoảng 1 giờ thì kiểm tra lượng thức ăn trong sàn ăn kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời. Nếu cho ăn thức ăn công nghiệp nên cho ăn thức ăn dạng nổi. 5/ Chăm sóc và quản lý Hoạt động chăm sóc và quản lý cá lóc cần phải được thực hiện thường xuyên. Các hoạt động này bao gồm: Kiểm tra vèo (hệ thống dây, lưới), nguồn nước nuôi, tình hình sức khỏe của cá nuôi, vệ sinh vèo tránh rong bám nhiều gây mùi hôi thối,… Để có biện pháp xử lý kịp thời. 6/ Thu hoạch Thường sau khoảng 5-8 tháng nuôi tùy giống (cá đầu vuông, đầu nhím...) cá đạt kích cỡ thương phẩm theo yêu cầu thị trường tiêu thụ hoặc giá cao tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch 24 giờ không nên cho cá ăn nhằm hạn chế cá bị chết trong quá trình vận chuyển. La Ngọc Thạch
|