Thủy Sản
Chăm sóc cá nuôi mùa nắng


https://agri.vn/ky-thuat-nuoi-ca-nuoc-ngot-don gian-nang-suat-cao/

Trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản thì nhiệt độ là thông số không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cá. Nếu nhiệt độ thích hợp và ổn định thì rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của đàn cá nuôi. Ngược lại, nhiệt độ không thích hợp do có sự chênh lệch nhiều vào buổi sáng và buổi chiều thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng, sức khỏe của cá. Sự tăng giảm nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho cá dễ bị sốc, khả năng kháng bệnh thấp, mầm bệnh dễ tấn công.

Vì vậy, để giúp cho cá nuôi có một môi trường sống tốt, thích hợp cho hoạt động sống từ đó nâng cao năng suất chúng ta cần quản lý, chăm sóc tốt cho cá nuôi nhất là khi thời tiết nắng nóng kéo dài.

      Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cá nuôi mùa nắng để đạt được kết quả cao trong vụ nuôi này:

-   Thường xuyên kiểm tra cống, bờ ao nếu bị rò rỉ phải kịp thời xử lý tránh bị mất nước.

-  Chủ động được nguồn nước cấp khi cần thiết có thể nâng mực nước trong ao nuôi dễ dàng.

-  Luôn giữ mực nước trong ao nuôi ổn định 1,5-2,5 m. Nhằm hạn chế tối đa cá bị sốc do có sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày đêm, đồng thời tạo môi trường thoáng mát cho cá phân bố đều.

-  Quan sát khi nước ao có màu xanh đậm, màu nâu, váng tảo nổi trên mặt nước là do chất hữu cơ trong ao nhiều tảo phát triển mạnh, khi tảo tàn, hay tảo độc phát triển cần thay nước hoặc dùng chế phẩm sinh học để ngắt tảo, ổn định môi trường nước nuôi.

-  Chủ động giảm lượng thức ăn vào những ngày nắng nóng kéo dài, và khi nhiệt độ tăng cao trên 350C thì giảm xuống khoảng 50% - 60% so với lượng thức ăn cho ăn hàng ngày hoặc có thể ngừng cho ăn.

-      Cho cá ăn vào sáng sớm hay chiều mát. Hàng ngày theo dõi sức ăn của cá, kịp thời điều chỉnh không để dư thừa tránh làm ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cá nuôi.

-  Để tạo môi trường sạch, thuận lợi cho sự sống của cá có thể hút bùn đáy ao nuôi hoặc dùng Zeolite xử lý nền đáy.

-   Trong quá trình nuôi nhằm giúp ao ổn định pH, đồng thời giữ được môi trường nước sạch nên bón vôi 20 kg/1.000 m3 nước ao nuôi.

-   Theo dõi mọi hoạt động của cá, nếu thấy cá nổi đầu vào lúc trưa hay chiều mát là do ao thiếu oxy nghiêm trọng cần tiến hành xử lý ngay bằng cách thay nước, cấp thêm nước mới, dùng quạt nước (nếu có), trong trường hợp khẩn cấp để tăng lượng oxy cho ao nuôi, cấp cứu khi cá nổi đầu đồng loạt có thể dùng oxy viên hoặc Yucca zeo.

-  Bổ sung vitamin C, men tiêu hóa nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá.

-  Vào mùa nắng nóng các hoạt động đánh bắt, vận chuyển cá phải được tiến hành vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Để tránh làm cho cá bị sốc, chết không nên thay đổi nhiệt độ quá đột ngột./.

Biên soạn và tổng hợp: Phạm Thị Tuyết Anh

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp TP. Cần Thơ



CÁC TIN KHÁC: