Thủy Sản
|
|||||||||||
Một số lưu ý nuôi Ốc bưu đen thương phẩm
Ốc bưu đen hay còn gọi là ốc nhồi trước
đây chúng sinh sống rất nhiều ngoài tự nhiên, nhưng hiện nay loài ốc này đã bắt
đầu giảm đáng kể do các hoạt động đánh bắt của con người. Với tình hình số lượng
ốc ngày càng giảm cộng với việc nhu cầu thị trường ngày càng tăng cho nên trong
những năm gần đây, nông dân ở một số địa phương như: Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh
Long, Đồng Tháp,… đã bắt đầu phát triển nuôi ốc bưu đen. Vì theo bà con nhận thấy đây là đối tượng
dễ nuôi, rất được thị trường thực phẩm ưa chuộng dần trở thành món ăn đặc sản
trong các nhà hàng, quán ăn có thể chế biến chúng thành các món ăn hấp dẫn khác
nhau như: ốc nấu tiêu, ốc xào, gỏi ốc hay bún ốc,…thức ăn của ốc chủ yếu tận dụng
từ nhà vườn có sẵn nên chi phí đầu tư ban đầu rất thấp, ít tốn công chăm sóc,
nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao giúp cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống
cho nông dân. Tuy nhiên, để nuôi ốc đạt được hiệu quả
cao bà con cần lưu ý một số đặc điểm sau: - Ốc
bưu sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt không bị nhiễm phèn, mặn, nguồn nước
phải sạch không bị nhiễm bởi hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, nước thải sinh hoạt,…
thích trú ẩn ở những nơi bị che khuất, có bóng mát hay bóng tối. - Ao
nuôi phải được cải tạo lại kỹ tránh cá tạp, cá dữ: cá chép, cá trắm đen,… ăn hại
ốc, loại bỏ ốc bưu vàng ra khỏi ao vì chúng sẽ cạnh tranh thức ăn, nơi ở với ốc
bưu đen. Mực nước tốt nhất nên duy trì từ 0,8 – 1,2 m. - Nguồn
giống: + Nên chọn mua ốc
giống ở những nơi có uy tín, đáng tin cậy, không mua trôi nổi, dạng thu gom. + Chọn những con khỏe mạnh, có màu vỏ sáng,
không có rong rêu bám vào vỏ ốc, kích cỡ tương đối đồng đều, nên loại bỏ những
con ốc có vỏ bị giập, nứt hay mẻ vỏ, thả giống tốt nhất từ 3-4 tuần tuổi. Nếu
thả ốc càng lớn thì tỷ lệ hao hụt càng cao vì ốc lớn khả năng thích ứng với môi
trường nuôi mới kém hơn ốc nhỏ. - Mật
độ thả nuôi: 60 - 80 con/m2 - Chăm
sóc: +
Khi mới mua ốc về ta nên thuần ốc cho quen với môi trường nước nuôi mới bằng
cách cho ốc vào thau, xô, chậu,…sau đó cho nước ao nuôi từ từ vào ngập ốc khoảng
20 – 30 phút để ốc thích nghi tránh bị sốc với nước nuôi, thao tác phải thật cẩn
thận, nhẹ nhànhoặc ta có thể thả ốc vào tấm lưới, bạt, sàn,… treo sẵn trong ao
nuôi để cho ốc tập làm quen dần và tự di chuyển xuống ao, bể nuôi. +
Thức ăn cho ốc rất đa dạng có thể cho ăn bằng: bèo, lục bình, sen, súng, rau muống,
trái cây,… Tuy nhiên ưa thích nhất là bèo cám ở giai đoạn nhỏ và bèo tây khi
trưởng thành, bố trí bèo khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Để ốc lớn nhanh, nhiều
thịt ta có thể bổ sung thêm cám gạo, bột ngô,… +
Nước cho ao nuôi ốc phải sạch, ít nhất cho nước ra vào 1-2 lần/ngày để thức ăn
tự nhiên trong ao phát triển. +
Nên thả nuôi nhiều đợt trong một ao hoặc trong một hệ thống nuôi để có thể chủ
động được nguồn cung (thu hoạch xoay vòng) tránh tình trạng thả đồng loạt sẽ
thu hoạch ốc thương phẩm không kịp. - Thu
hoạch: +
Thu hoạch vào lúc sáng sớm hay chiều tối vì đây là thời điểm ốc bò lên mặt nước
để tìm kiếm thức ăn. +
Ốc giống sau khi thả nuôi khoảng 5-6 tháng sẽ thu hoạch khoảng 25 – 30 con /kg ốc
thương phẩm. +
Thao tác thu hoạch phải nhẹ nhàn tránh làm ốc bị sức, mẻ vỏ hay giập nứt vỏ sẽ
mất giá trị thương phẩm.
Phạm Thị Tuyết Anh Trung
tâm Dịch vụ Nông nghiệp TP.Cần Thơ |