Ý nghĩa TẾT TRUNG THU

Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.

 

Tại Việt Nam, đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo.  

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

 Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... 

Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.

           Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa Chiêm.

Trung Thu cũng là nguốn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ với bài Trung thu:

                Thu cảnh kim tiêu bán

Thiên cao nguyệt bội minh

Nam lâu thùy yến hưởng

Ty trúc tấu thanh thanh

Bản dịch của Thái Giang:

Cảnh thu nay đúng nửa rồi

Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao

Lầu nam ai rót rượu đào

Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng[1]

Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió cùng mây thế mới vui

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

 Bác Hồ cũng có câu thơ về tết trung thu, sau:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

 

    Sưu tầm từ Bách Khoa toàn thư mở, tháng 8/2014

Chủ tịch CĐCS CQ Hội CCB TPCT- Nguyễn Thị Ngọc Thảo

 

Các tin khác:
Xây dựng tổ chức cơ sở Hội Cựu chiến binh vững mạnh   (09/09/2020)
Cựu chiến binh xây dựng quê hương   (23/04/2018)
HOẠT ĐỘNG CĐCS CƠ QUAN HỘI CCB TPCT QUÝ I - PHƯƠNG HƯỚNG QUÝ II NĂM 2015   (12/03/2015)
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ HỘI CỰU CHIẾN BINH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014   (03/12/2014)
BẠN BIẾT GÌ VỀ NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC   (30/09/2014)
HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CƠ QUAN HỘI CỰU CHIẾN BINH TPCT NHIỆM KỲ VII   (29/09/2014)
Thành ủy Cần Thơ tặng Hội Cựu chiến binh 10 chữ vàng   (10/06/2014)
Công đoàn cơ sở cơ quan Hội cựu chiến binh thành phố Cần Thơ hướng về Biển đảo thân yêu   (09/06/2014)
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3   (12/03/2014)
TƯỞNG NHỚ NGƯỜI ANH CẢ VỊ TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN   (04/03/2014)
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ HỘI CỰU CHIẾN BINH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2013   (26/12/2013)
RÚT RA GÌ ? TỪ SIÊU BÃO HAIYAN   (11/11/2013)
NGƯỜI DÂN CẦN THƠ THẮP HƯƠNG VIẾNG ĐẠI TƯỚNG   (08/10/2013)
HÀNG NGÀN NGƯỜI ĐẾN THẮP HƯƠNG VIẾNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP   (07/10/2013)
HÀO KHÍ CỦA CỰU CHIẾN BINH MỪNG QUỐC KHÁNH 2 THÁNG 9   (28/08/2013)
Đại hội đại biểu lần thứ v nhiệm kỳ 2012 – 2017 hội cựu chiến binh tp cần thơ   (11/09/2012)