RÚT RA GÌ ? TỪ SIÊU BÃO HAIYAN

Phi líp pin đất nước trung bình mỗi năm hứng chịu 20 cơn bão, nhân dân Phi líp pin hẵn có nhiều kinh nghiệm chung sống với bão hơn nhân dân Việt Nam nhiều, thế mà với sự tàn phá của bão HaiYan đã giết chết trên 10.000 người (theo tin đến ngày 10/11/2013), Thành phố Tachoban gần như thành bình địa, qua màn ảnh nhỏ không ai có thể cầm lòng.

Đồng chí Trần Thành Nghiệp, chủ tịch hội CCB TP. Cần Thơ Ảnh Nguyễn Trần Hiếu

Thời gian dự báo đường đi của bão HaiYan (Việt Nam gọi là cơn bão thứ 14) đủ để Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão các địa phương được dự đoán cơn bão 14 sẽ đi qua có thời gian kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trên vùng biển bị ảnh hưởng bão vào nơi trú ẩn an toàn và mọi công việc phòng, chống bão, đặc biệt tập trung cao nhất cho việc sơ tán dân từ những nơi không an toàn về nơi an toàn. Có thể nói chỉ trong thời gian hai ngày 09 và 10/11 các địa phương đã di dời gần 800.000 dân, là một cường độ lao động cao chưa từng có, như Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói là 1 cuộc “Tổng diễn tập”.

            Tuy nhiên, những ngày qua theo dõi tình hình siêu bão Haiyan, trên báo và đài truyền hình tôi suy nghĩ công tác phòng, chống lụt bão của ta (bao gồm từ Trung ương đến địa phương) chưa chủ động và căn cơ, nhân dân Việt Nam chúng ta đã trãi nghiệm qua 30 năm chiến tranh, chúng ta đã có bài học bằng mọi cách hạn chế thiệt hại thấp nhất về người và của trong chiến tranh, vì sao chúng ta không vận dụng bài học đó vào điều kiện phòng, chống lụt bão, đặc biệt là siêu bão Haiyan mà theo Tổng tống Phi líp pin Bennigno S.Aquino đã nói “buộc tôi phải báo động như chiến tranh”. Bài học đó đã được bà con ở Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… đào hầm tránh siêu bão (báo Tuổi trẻ Chủ nhật ngày 10-11-2013).

            Bài học cái hầm bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân nhân trong chiến tranh đến nay áp dụng trong phòng, chống lụt bão vẫn còn giá trị, vì sao chúng ta không áp dụng. Nhân đây tôi xin hiến kế với Chính phủ và các cấp chính quyền, những vùng thường xuyên bị bão nên chăng nghiên cứu để lo toan cho cuộc sống của bà con tương đối đảm bảo, tức là ở độ cao, khi có bão mực nước không đe dọa ngập cao thì mỗi hộ xây 1 căn hầm kiên cố bằng xi măng, lát gạch tráng men, trên nóc hầm bình thường sử dụng là chiếc phản (Miền Nam gọi là bộ ngựa) nghỉ ngơi, thậm chí ngũ được. Nếu khu dân cư sinh hoạt không đảm bảo độ cao khi bão kết hợp lụt, thì từng 5 – 10 hộ xây 1 căn hầm quy mô tập thể đông người trú được. Với phương thức nầy có mấy cái lợi:

            Thứ nhất là thường xuyên chủ động đối với công tác phòng, chống lụt, bão, khi bão diễn ra đảm bảo được tâm lý con người là trong bất kỳ tình huống nào thì “vật bất ly thân”. Nếu như làm hầm tại nhà, bà con không lo mất của, tiện lợi cho sinh hoạt từ ăn, uống, vệ sinh… so với điều kiện di dời tập trung với lượng đông người chính quyền phải lo.

            Thứ hai, tuy có tốn kém trong đầu tư, nhưng sử dụng được lâu dài, và tính hạch toán vẫn không tốn bằng mấy ngày qua ta “Tổng diễn tập” tốn kém cho ngân sách bao nhiêu? lần sau có bão lại “diễn tập”.  Trong thời kỳ biến đổi khí hậu của hành tinh hiện nay thì tương lai siêu bão như Haiyan ai đảm bảo không tái diễn, thậm chí còn siêu hơn. Thời chiến ta còn khó khăn mà vẫn xây đấp có hầm phục vụ hội họp vài chục người, thì điều kiện hiện nay là không phải không làm được.

            Thứ ba: như mấy ngày qua chúng ta cũng tập trung bà con đến các điểm Trường học, Trụ sở làm việc của xã, phường… nếu bão Haiyan tàn phá thì cũng không đảm bảo an toàn mạng sống cho bà con, ta xem hình ảnh Thành phố Tachoban là rõ, mà đã không đảm bảo thì tập trung càng đông thiệt hại càng lớn.

            Thứ tư: Trong quá trình sơ tán với số lượng đông, lại phần lớn người già, trẻ con, phụ nữ thì cũng dễ xảy ra rũi ro, tai nạn, nhất là thời gian về đêm, thời tiết mưa nặng hạt, như vậy bão chưa đến đã có thể thương vong.

……………………………………………………………………………..

            Với những phân tích trên, tôi đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão các cấp cần nghiên cứu.

 

 

 

                                                                                       

Trần Thành Nghiệp

                                                                             Chủ tịch Hội CCB Tp.Cần Thơ

Các tin khác:
Xây dựng tổ chức cơ sở Hội Cựu chiến binh vững mạnh   (09/09/2020)
Cựu chiến binh xây dựng quê hương   (23/04/2018)
HOẠT ĐỘNG CĐCS CƠ QUAN HỘI CCB TPCT QUÝ I - PHƯƠNG HƯỚNG QUÝ II NĂM 2015   (12/03/2015)
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ HỘI CỰU CHIẾN BINH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014   (03/12/2014)
BẠN BIẾT GÌ VỀ NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC   (30/09/2014)
Ý nghĩa TẾT TRUNG THU   (29/09/2014)
HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CƠ QUAN HỘI CỰU CHIẾN BINH TPCT NHIỆM KỲ VII   (29/09/2014)
Thành ủy Cần Thơ tặng Hội Cựu chiến binh 10 chữ vàng   (10/06/2014)
Công đoàn cơ sở cơ quan Hội cựu chiến binh thành phố Cần Thơ hướng về Biển đảo thân yêu   (09/06/2014)
KỶ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3   (12/03/2014)
TƯỞNG NHỚ NGƯỜI ANH CẢ VỊ TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN   (04/03/2014)
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ HỘI CỰU CHIẾN BINH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2013   (26/12/2013)
NGƯỜI DÂN CẦN THƠ THẮP HƯƠNG VIẾNG ĐẠI TƯỚNG   (08/10/2013)
HÀNG NGÀN NGƯỜI ĐẾN THẮP HƯƠNG VIẾNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP   (07/10/2013)
HÀO KHÍ CỦA CỰU CHIẾN BINH MỪNG QUỐC KHÁNH 2 THÁNG 9   (28/08/2013)
Đại hội đại biểu lần thứ v nhiệm kỳ 2012 – 2017 hội cựu chiến binh tp cần thơ   (11/09/2012)
Thành phố Cần Thơ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 150   (06/06/2012)
Những người lính già tuổi 20   (04/05/2012)
<<  <  1  >  >>