Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022

Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác tư pháp năm 2021; xác định đúng, đầy đủ, khả thi nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2022. Ngày 21 tháng 12 năm 2021, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025.

Tại điểm cầu Cần Thơ với thành phần tham dự Hội nghị là Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Thành ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, đại diện Sở, Ngành: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Kế hoach và Đầu tư, Công an thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Cục Thi hành án dân sự thành phố, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố, Chủ tịch Hội Luật gia thành phố, Chủ tịch Hội Công chứng thành phố, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình Cần Thơ…
Theo Báo cáo Tổng kết công tác tư pháp năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2022 của Bộ Tư pháp, nhìn chung năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và việc triển khai công tác tư pháp nói riêng, nhưng toàn Ngành đã khẩn trương xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, kịp thời xây dựng, ban hành và điều chỉnh các chương trình, kế hoạch công tác,bảo đảm thứ tự ưu tiên, tập trung nguồn lực để tổ chức thực hiện kịp thời, chất lượng các nhiệm vụ được giao. Công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện quyết liệt, linh hoạt, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được chú trọng đầu tư nguồn lực, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; công tác xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện quyết liệt, góp phần bảo đảm tính thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật; công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật được triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực; việc tham gia ý kiến pháp lý cùng với Chính phủ, chính quyền các cấp ứng phó với dịch bệnh Covid-19 được thực hiện kịp thời, trách nhiệm.Công tác truyền thông, phổ biến về chính sách, pháp luật được thực hiện hiệu quả hơn, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở đã có nhiều đổi mới trong tư duy, cách làm; nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến đã được Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương chú trọng, nổi bật là thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật đối với một số lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp: thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hành chính tư pháp; pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật... trong bối cảnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp tiếp tục được nâng cao. Công tác xây dựng Ngành, đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học pháp lý; việc thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của Ngành được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực.Những kết quả nêu trên đã tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Bên cạnh các kết quả nêu trên, công tác tư pháp, pháp chế trong năm 2021 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Số liệu về kết quả hoạt động khá nhiều lĩnh vực giảm so với năm 2020. Tình trạng chậm ban hành văn bản tuy đã có bước khắc phục nhưng đến nay số văn bản chậm ban hành vẫn còn; chất lượng một số văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, địa phương còn thấp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số bộ, ngành, địa phương chưa có trọng tâm, trọng điểm; vẫn còn trường hợp ra quyết định thi hành án thiếu chính xác phải thu hồi, hủy bỏ; tình trạng vi phạm trong quá trình tổ chức thi hành vẫn chưa được khắc phục triệt để; tình trạng chậm cấp phiếu Lý lịch tư pháp vẫn còn; hoạt động của một số tổ chức hành nghề bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, đấu giá tài sản… còn có nhiều sai phạm; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đôi khi chưa được thường xuyên, chặt chẽ…




Các tin khác:
Sáp nhập các Phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp  (23/11/2021)
Đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2021  (23/11/2021)
Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen “đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ quyền trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”  (22/11/2021)
Chào mừng kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10  (21/10/2021)
Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật qua hình thức trực tuyến.  (15/10/2021)
  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  
Liên kết