Đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2021

Nhằm rà soát và thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2021, ngày 12 tháng 11 năm 2021 Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý tổ chức họp Hội đồng để đánh giá những kết quả đạt được trong năm 2021 và đề ra phương hướng hoạt động trong năm 2022.

Theo ghi nhận tại Báo cáo số 2957/BC-HĐPH ngày 10 tháng 11 năm 2021 của HÐPHLN thành phố Cần Thơ về kết quả triển khai Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao về việc “hướng dẫn một số quy định pháp luật về Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng”, đạt nhiều kết quả tích cực. Năm 2021, Trung tâm TGPL Nhà nước TP. Cần Thơ và các Chi nhánh thuộc Trung tâm đã trợ giúp pháp lý thông qua hình thức tham gia tố tụng được 190 vụ (148 vụ hình sự, 42 vụ dân sự) cho đối tượng thuộc diện được TGPL miễn phí (người có công cách mạng, người nghèo, trẻ em, người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người có khó khăn về tài chính...). Trong đó, cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị Trung tâm TGPL và Chi nhánh cử người tham gia bào chữa, bảo vệ 133 vụ. Tòa án đã đề nghị Trung tâm TGPL và Chi nhánh cử người tham gia bào chữa, bảo vệ 13 vụ. Người dân thuộc diện được TGPL miễn phí tự đến Trung tâm TGPL và Chi nhánh yêu cầu cử người tham gia bào chữa, bảo vệ 44 vụ.
Nhìn chung so với cùng kỳ năm 2020, số vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng giảm 21 vụ (Năm 2020: 211 vụ). Hầu hết các vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, đều đạt chất lượng tốt, không có vụ việc nào không đạt chất lượng, vi phạm trình tự thủ tục tố tụng, hay các vi phạm khác trong quá trình tố tụng.
Bên cạnh hiệu quả đạt được vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: số vụ việc và số người được trợ giúp pháp lý chưa nhiều do các đối tượng được trợ giúp pháp lý chưa am hiểu về công tác trợ giúp pháp lý miễn phí nên không yêu cầu trợ giúp pháp lý; công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý chưa sâu rộng, cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm hết trách nhiệm thông báo, giải thích, hướng dẫn cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý…
Để khắc phục các hạn chế trong năm và tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, HÐPHLN TP. Cần Thơ đã đề ra các phương hướng sau: xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2022, trong đó có phân công thực hiện nhiệm vụ riêng cho từng ngành thành viên; Tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc các ngành thành viên trong công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tham gia tố tụng. Các ngành thành viên tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch 10 cho cán bộ, công chức thuộc ngành mình. Rà soát thành viên Hội đồng và thành viên Tổ giúp việc của Hội đồng để củng cố, kiện toàn kịp thời đảm bảo hoạt động của Hội đồng. Họp Hội đồng định kỳ 01 lần/quí để nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động phối hợp giữa các ngành thành viên để kịp thời có những giải pháp khắc phục những hạn chế và triển khai các hoạt động trong qúy tiếp theo. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động phối hợp đối với các đơn vị thành viên ở cả hai cấp. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ và triển khai Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản pháp luật liên quan cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ của các ngành thành viên của Hội đồng. Tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2022 và khen thưởng cho những thành viên Hội đồng và thành viên Tổ giúp việc của Hội đồng có thành tích xuất sắc trong hoạt động.
Ông Hồ Văn Gia, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch HÐPHLN TP. Cần Thơ, nhấn mạnh: Tiếp tục tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành, thành viên trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc thuộc diện được TGPL. Trung tâm TGPL nhà nước có trách nhiệm cung cấp sổ theo dõi thụ lý việc TGPL; bảng thông tin, biểu mẫu về TGPL, tờ gấp về TGPL theo quy định của Thông tư liên tịch số 10 cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, nhà tạm giữ trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, Trung tâm TGPL nhà nước cần chỉ đạo các chi nhánh tăng cường phối hợp với cảnh sát khu vực để nắm thông tin về đối tượng và vụ việc có đối tượng thuộc diện được TGPL...



Các tin khác:
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022  (22/12/2021)
Sáp nhập các Phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp  (23/11/2021)
Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen “đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ quyền trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”  (22/11/2021)
Chào mừng kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10  (21/10/2021)
Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật qua hình thức trực tuyến.  (15/10/2021)
  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  
Liên kết