Giới thiệu Văn hóa, di tích, danh thắng

ANH HÙNG LIỆT SĨ LÊ THỊ TẠO (Bí danh Võ Thị Hiền) (1915 – 1948)

Liệt sĩ Lê Thị Tạo (bí danh Võ Thị Hiền) sinh ngày 18 tháng 5 năm 1915 dân tộc Kinh, theo đạo Thiên Chúa. Là con thứ tư trong gia đình ở Xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Tham gia Cách mạng tháng 6 năm 1945, đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương. Hy sinh ngày 1 tháng 1 năm 1948. Lúc hy sinh giữ chứ vụ Trung đội trưởng quân báo khu Tây Nam Bộ.


 Liệt sĩ Lê Thị Tạo (bí danh Võ Thị Hiền) sinh ngày 18 tháng 5 năm 1915  dân tộc Kinh, theo đạo Thiên Chúa. Là con thứ tư trong gia đình ở Xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Tham gia Cách mạng tháng 6 năm 1945, đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương. Hy sinh ngày 1 tháng 1 năm 1948. Lúc hy sinh giữ chứ vụ Trung đội trưởng quân báo khu Tây Nam Bộ.


 Lê Thị tạo sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo mồ côi Cha từ nhỏ, Lê Thị Tạo đã cùng Mẹ làm thuê để nuôi các em. Chị  lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và cùng với chế độ phong kiến bù nhìn cai trị khắc nghiệt trên khắp lãnh thổ nước ta. Qua các phong trào hành động cách mạng của Đảng cộng sản đặc biệt là các phong trào kháng pháp ở địa phương Lê Thị Tạo đã giác ngộ lý tưởng cách mạng tham gia vào tổ chức để đấu tranh chống áp bức, bất công, đánh đuổi thực dân Pháp dành lấy tự do cho quê hương đất nước.

Năm 1947, Lê Thị Tạo hăng hái tham gia lược lượng vũ trang trực tiếp cầm súng chiến đấu. Tuy là phụ nữ, nhưng trong chiến đấu Lê Thị Tạo rất kiên cường và bản lĩnh. Sau một thời gian chị được bổ nhiệm làm trung đội trưởng trung đội quân báo khu Tây Nam Bộ, trung đội của chị hoạt động trên địa bàn tỉnh Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Là chiến sĩ quân báo chị luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Tháng 6/1947 Lê Thị Tạo được cử đi trinh sát tình hình địch tổ của chị gồm có 5 đồng chí chị là tổ trưởng, trên đường làm nhiệm vụ chẳng may tổ trinh sát của chị rơi vào ổ phục kích của địch, trước tình thế đó chị vẫn bình tỉnh cùng đồng đội chiến đấu ngoan cường chống trả địch, qua hơn 2 giờ chiến đấu với địch tổ trinh sát của chị hy sinh 2 đồng chí, biết khó có thể thoát khỏi vòng vay của địch chị đã tiêu hủy toàn bộ tài liệu và chiến đấu đến viên đạn cưới cùng rồi phá hủy hết vũ khí để không rơi vào tay giặc. Chúng bắt sống chị và 2 đồng đội của chị giải về khám lớn ở Mỹ Tho. Ở đây chúng dùng mọi thủ đoạn từ mua chuột lôi kéo, đến tra tấn rất dã man, hòng khai thác các manh mối về tổ chức cơ sở và lực lượng cách mạng. Tuy nhiên với lòng dũng cảm, kiên cường của người chiến sĩ cộng sản chị và 2 đồng đội không khai bất cứ điều gì. Biết không thể khai thác được gì chúng đành đưa chị và 2 đồng đội cùng hơn 80 tù nhân khác về giam giữ ở nhà giam Thốt Nốt để chuẩn bị đưa ra Côn Đảo.

Khi được đưa về đến nhà giam Thốt Nốt, mặt dù trên người vẫn còn nhiều thương tích do bị đòn roi tra tấn của giặc nhưng chị vẫn cùng đồng đội bí mật nghiên cứu nắm tình hình quân binh, nơi để vũ khí, cách bố trí canh phòng và các quy luật hoạt động của trại giam; đồng thời tìm cách liên lạc với lược lượng của ta từ bên ngoài vẽ sơ đồ hướng dẫn hỗ trợ các đồng chí tù chính trị vượt ngục an toàn; tổ chức cung cấp thuốc men chữa trị cho các tù nhân khác bị thương nặng. Lập kế hoạch phá ngục đã được chuẩn bị chu toàn chờ thời cơ thực hiện.

Vào 13 giờ này 1/1/1948, bọn cai ngục tổ chức tiệt mừng năm mới, trại giam có nhiều sơ hở, chị nhanh chóng triển khai lệnh phá cửa ngục bắt trói tên cai ngục Rous và lính gác lấy chìa khóa kho súng, mở cửa các nhà giam hướng dẫn các tù nhân chạy về hướng sơ đồ định sẵn. Riêng đồng chí tổ chức một nhóm trang bị súng máy, lựu đạn cướp được của địch chay sau bảo vệ.

Trong thời gian di chuyển về hậu cứ địch phát hiện nhà giam bị phá, chúng triển khai truy bắt. Để bảo vệ cho các tù nhân về hậu cứ an toàn chị cùng 4 đồng đội thành lập một nhóm nhỏ đánh lạc hướng địch thu hút chúng về tổ chiến đấu của chị để hàng trăm đồng chí khác vược ngục về hậu cứ an toàn. Vốn bình tĩnh, kiên cường với lựu đạn cùng khẩu Thompson trong tay, chỉ chỉ huy đồng đội cầm cự chiến đấu với hơn một đại đội lính Pháp và bọn tay sai ác ôn suốt 2 giờ. Một đồng đội hy sinh, một đồng đội bị thương nặng. Trước tình thế hiểm nguy chị lệnh cho chiến sĩ còn lại đưa thương binh rút lui, tập trung súng và đạn cho chị chiến đấu ngăn chặn địch, chị tiếp tục kiên cường chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đã anh dũng hi sinh trên tay chị vẫn còn ôm chặt khẩu súng hướng thẳng về phía quân thù. Kết quả đồng chí Lê Thị Tạo đã giải thoát được cho hơn 80 tù nhân trong đó có nhiều người là đồng chí của chị.

Thất bại nhục nhã trước ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của người nữ chiến sĩ quân báo cách mạng. Bọn giặc Pháp điên cuồn đã ra lệnh cho tay sai dùng lưỡi lê đâm nát thi thể của chị. Hành động của chúng nhằm thỏa mãng cơn khát máu và uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân Thốt Nốt lúc bấy giờ. Tuy nhiên với những hành động tàn bạo đó đã làm phẩn nộ người dân nơi đây sáng ngày 02/01/1948 nhân dân ở Thốt Nốt đã tập trung lên án những hành động tàn bạo đó yêu cầu chúng phải chôn cất những người đã hy sinh và trừng trị những kẻ đã hành hạ thi thể chị. Để xoa diệu làn sóng đấu tranh của nhân dân Thốt Nốt, tên Quận trưởng Thốt Nốt và tên quan ba Pháp  ra lệnh đưa xác chị và những người đã hy sinh về an táng tại nhị tì Thốt Nốt. Tuy nhiên chúng rất ma mảnh khi chôn chị cùng một đồng chí biệt động 16 tuổi đã hy sinh chung một hố nhằm cho ta không tìm được thi thể của chị. Để tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ về người nữ quân báo anh hùng, Nhân dân Thốt Nốt đã lập miếu thờ tại nơi chị đã hy sinh.

Dù đã trải qua bao năm tháng, tấm gương chiến đấu ngoan cường của Lê Thị Tạo vẫn luôn là một bài học sống động hào hùng đối với quân và dân của Thốt Nốt. Để ghi nhận chiến công to lớn của chị ngày 11/06/1999 chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định truy tặng liệt sĩ Lê Thị Tạo danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đồng chí thật sự xứng đáng với danh hiệu này.

Hiện nay để ghi nhận chiến công to lớn của “Anh hùng liệt sĩ Lê Thị Tạo”. Đảng bộ và Nhân dân quận Thốt Nốt đã xây dựng khu tưởng niệm tại khu vực Long Thạnh 2, Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt.

Ban Tuyên giáo Quận ủy Thốt Nốt
(biên soạn)
Trích tư liệu “Anh hùng lực lượng vũ trang TP.Cần Thơ”.
Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Ban tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ Xuất bản năm 2001



Các tin khác:
ĐÌNH THỚI THUẬN  (05/01/2019)
ĐÌNH THUẬN HƯNG  (05/01/2019)
ĐÌNH THẠNH HÒA THỐT NỐT  (30/10/2018)
DI TÍCH BIA CĂM THÙ(Giai đoạn Thốt Nốt còn trực thuộc Long Xuyên)  (30/10/2018)
Vườn cò Bằng Lăng  (25/04/2012)