Giới thiệu Văn hóa, di tích, danh thắng

ĐÌNH THUẬN HƯNG

Thuận Hưng là vùng đất thuộc Long xuyên - Châu Đốc xưa được khai phá sau cùng ở Nam bộ, nhưng mãi đến năm 1836 làng Tân Thuận Đông mới được hình thành. Theo địa bạ Triều Nguyễn An Giang của sử gia Nguyễn Đình Hầu và lý lịch di tích lịch sử văn hóa Đình Thuận Hưng, vùng đất Thuận Hưng gắn liền với lịch sử thời mở đất phương Nam của Vua Minh Mạng nhà Nguyễn.

Thuận Hưng là vùng đất thuộc Long xuyên - Châu Đốc xưa được khai phá sau cùng ở Nam bộ, nhưng mãi đến năm 1836 làng Tân Thuận Đông mới được hình thành. Theo địa bạ Triều Nguyễn An Giang của sử gia Nguyễn Đình Hầu và lý lịch di tích lịch sử văn hóa Đình Thuận Hưng, vùng đất Thuận Hưng gắn liền với lịch sử thời mở đất phương Nam của Vua Minh Mạng nhà Nguyễn.


Năm 1839 – 1853, làng Tân Thuận Đông thuộc huyện Tây Xuyên (Long Xuyên), phủ Tuy Biên (Châu Đốc); làng Tân Hưng thuộc huyện Đông Xuyên phủ Tân Thành (Sa Đéc). Gia đoạn trên, trong năm 1841 được xây dựng Đình làng Tân Hưng (nay gọi là Đình Thuận Hưng).



Năm 1867, Tân Thuận Đông thuộc huyện Long Phú hạt Sa Đéc; Tân Hưng thuộc huyện Đông Xuyên, hạt Châu Đốc. 


Năm 1917, làng Tân Thuận Đông và làng Tân Hưng thuộc tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên.


Năm 1935, làng Tân Thuận Đông và làng Tân Hưng được sát nhập lại thành làng Thuận Hưng thuộc quận Thốt Nốt, tổng Định Mỹ, tỉnh Long Xuyên. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, xã Thuận Hưng thuộc huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Cần Thơ rồi thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương ngày ngay. Từ những thời gian trên, ngôi Đình Thuận Hưng về mặt kiến trúc, trang trí có giá trị như: hoành phi, câu đối, trường kỷ đã tạo được đậm nét văn hóa cổ xưa còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay không có thay đổi.



Đình Thuận Hưng được Vua Tự Đức năm thứ 5 sắc phong ngày 8 tháng giêng âm lịch 1853 và được xây dựng kiên cố năm 1952 thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh. Lễ Hạ Điền cúng vào các ngày 17, 18, 19 tháng 4 âm lịch. Lễ Thượng Điền cúng vào các ngày 18, 19, tháng 11 âm lịch.


Đình Thuận Hưng hàng năm tổ chức nhiều lễ lớn như: Lễ cúng Đình Thuận Hưng (Lễ Thượng điền và Hạ điền), Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương, nhằm tưởng nhớ các bậc vị nhân và các bậc anh hùng có công dựng nước và giữ nước gắn bó từ lâu đời với nhau. 


Hàng năm, các Lễ hội thu hút trên 26.708 lượt người tham dự. Từ đó, Đình Thuận Hưng được trên công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố năm 2006 cho đến nay.


- Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10/3 âm lịch) tại Đình Thần Thuận Hưng
Đây là lễ giỗ được diễn ra trong không khí trang nghiêm, bà con đi lễ khá đông, sau phần đánh trống khai lễ, đọc văn tế, các địa phương dâng lên những phẩm vật là sản phẩm đặc trưng của địa phương mình để tạ ơn công đức tổ tiên và các vua Hùng, đại diện các cấp chính quyền cùng với các bô lão đến bàn thờ tổ niệm hương cầu cho quốc thới dân an.

Ngoài ý nghĩa để tri ân các vua Hùng đã có công dựng nước, đây còn là dịp để giáo dục thế hệ con cháu sau này nhớ đến công lao cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước của các vua Hùng, khơi dậy lòng tự hào tình yêu quê hương đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.


Ngoài phần lễ, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động thể thao, văn nghệ, các  trò chơi dân gian, đẩy mạnh tính hoạt động văn hóa trong lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


Đàm Thiên Long (biên soạn)





Các tin khác:
ĐÌNH THỚI THUẬN  (05/01/2019)
ĐÌNH THẠNH HÒA THỐT NỐT  (30/10/2018)
DI TÍCH BIA CĂM THÙ(Giai đoạn Thốt Nốt còn trực thuộc Long Xuyên)  (30/10/2018)
ANH HÙNG LIỆT SĨ LÊ THỊ TẠO (Bí danh Võ Thị Hiền) (1915 – 1948)  (23/03/2018)
Vườn cò Bằng Lăng  (25/04/2012)