Nhận diện, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò của giang viên lý luận chính trị
Tóm tắt: Ở Việt Nam trong những
năm qua, các thế lực thù địch tập trung phủ địch hoặc xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận đường lối lãnh đạo và Cương lĩnh của Đảng Cộng sản
Việt Nam vì chúng cho rằng: muốn đánh đổ chế độ xã hội chủ nghĩa thì không chỉ
cường điệu các sai lầm, khuyết điểm của Đảng, của cán bộ, đảng viên mà còn phải
tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, làm sụp đổ niềm tin của quần chúng
nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết nhận diện,
phản bác những quan điểm xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí
Minh; đề xuất giải pháp để đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch gắn với vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Từ khóa: nhận diện, quan điểm sai
trái, Hồ Chí Minh, giảng viên lý luận chính trị 1. Đặt vấn đề “Quan điểm sai trái, thù địch là những
quan điểm nhằm đả kích Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đả kích chế độ
xã hội chủ nghĩa, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa, nhằm lái đất nước đi vào
con đường tư bản chủ nghĩa”[4; tr.89]. Đó là những quan điểm của các thế lực
thù địch; các đảng phái chính trị phản động; các phần tử cơ hội chính trị trong
và ngoài nước; những người đã từng vi phạm pháp luật của nước Việt Nam, có tư
tưởng hận thù với chế độ của Nhà nước; trong đó có những người đã từng là cán bộ,
đảng viên nhưng đã thoái hóa, biến chất, có tư tưởng bất mãn chính trị và bị
các thế lực thù địch lôi kéo. Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã không
từ thủ đoạn nào để chống phá, xuyên tạc, bác bỏ tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc
về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Người. Do đó, tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến và lan tỏa những quan điểm đúng đắn; đấu tranh, phản bác các
luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ
Chí Minh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 2. Nhận diện, phản bác
các luận điệu xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1. Các
luận điệu xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh Những năm qua, các thế lực thù địch
thường xuyên phát tán các thông tin sai trái, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp,
tư tưởng Hồ Chí Minh với những phương thức, thủ đoạn thâm độc như: đăng tải những
video, hình ảnh cắt - ghép, bài viết, bình luận trên các trang mạng xã hội; xuất
bản tài liệu ở nước ngoài dưới dạng truyện, hồi ký, viết báo, truyền đơn rồi
lén lút chuyển về Việt Nam; cấu kết với các kênh truyền thông tiếng Việt phản động
ở nước ngoài để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm bôi nhọ Hồ Chí Minh. Mục đích của các thế lực thù địch là làm cho quần
chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên bị hoang mang, mất phương hướng và có cái
nhìn không đúng về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng đã đưa ra một số luận điệu xuyên
tạc như sau: Thứ nhất, các thế lực thù địch
xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời, thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng đã dựng
lên những câu chuyện không có thật, không có căn cứ, cơ sở để xuyên tạc về đời
tư của Hồ Chí Minh. Cụ thể như, chúng dựng lên bộ phim “Sự thật về Hồ Chí
Minh”, “Hồ Chí Minh với phụ nữ” với những đoạn phim, hình ảnh được cắt ghép và
gán vào những câu chuyện bịa đặt để bôi nhọ cuộc đời, sự nghiệp của Người. Tại
sao chúng phải mất công xuyên tạc, bôi nhọ thấn thế, cuộc đời của một người
không còn trên cõi đời này nữa? Bởi vì chúng biết rằng, Hồ Chí Minh là vị lãnh
tụ đáng kính của toàn thể dân tộc Việt Nam và bạn bè thế giới. Cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người luôn in đậm trong trái tim người
dân Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý trên toàn thế giới.
Các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời, thân thế, sự nghiệp Hồ
Chí Mình nghĩa là chúng muốn phá hủy một hình tượng, đánh vào giá trị tinh thần
của người dân Việt Nam. Luận điệu xuyên tạc về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của
Hồ Chí Minh mà các thế lực thù địch đưa ra không hề có một minh chứng nào mà chỉ
toàn là sự cố ý sắp đặt gán ghép. Điều đó lại càng khẳng định sự bỉ ổi, thâm độc
của chúng. Do đó, những âm mưu, thủ đoạn ấy chỉ có tác dụng đối với những người
kém hiểu biết; những kẻ chỉ thấy được cái lợi ích vật chất trước mắt mà phản bội
lại dân tộc mình, đất nước mình; những kẻ phạm tội, bất mãn chế độ và muốn trả
thù. Thứ hai, các thế lực thù địch
âm mưu hạ thấp tư tưởng Hồ Chí Minh với quan điểm “tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là
sự ảo tưởng do Đảng Cộng sản Việt Nam tự nghĩ ra”(!) hay “Hồ Chí Minh không có
hệ tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh chỉ là sự “bắt chước” các lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin” (!). Chúng luận giải rằng, Hồ Chí Minh không có hệ tư tưởng của
riêng mình mà chỉ nhắc lại các quan điểm đã tồn tại trước đó của C.Mác,
Ph.Ăngghen, VI.Lênin. Tuy nhiên, sự thật lịch sử là không thể phủ nhận. Trên thế giới, các
đảng cộng sản đã có quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác -Lênin vào điều kiện cụ thể
của dân tộc mình và của thời đại. Trong quá trình này, hệ thống quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin luôn được bổ sung và làm phong phú thêm từ thực tiễn cuộc
sống. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như thế. Đó là một hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở nước
ta, soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Cụ thể là, Hồ Chí
Minh đã có sự vận dụng, phát triển sáng tạo về đảng cộng sản khi đưa ra quan điểm:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó
là sự vận dụng, phát triển sáng tạo từ quan điểm “Đảng Cộng sản ra đời là sự kết
hợp chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân” của V.I.Lênin. Sự sáng tạo
của Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ bổ sung yếu tố phong
trào yêu nước vào sự ra đời của Đảng Cộng sản mà còn cho thấy phong trào yêu nước
có khả năng kết hợp với phong trào công nhân, vì cả hai phong trào cùng một nhiệm
vụ và mục tiêu trước mắt là chống xâm lược, giành độc lập dân tộc. Ngoài ra, sự vận dụng,
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh còn
thể hiện ở vấn đề lực lượng cách mạng; nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ; bổ
sung, phát triển đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội; v.v. Điều đó minh chứng
cho một sự thật không thể chối cãi về việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh. 2.2. Phát
huy vài trò của giảng viên lý luận chính trị trong đấu tranh chống âm mưu, thủ
đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí
Minh Tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” [3;
tr.127]. Việc bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh phê phán các luận điệu
xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm
vụ vô cùng cấp bách. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch
vẫn đang tiếp tục dùng mọi thủ đoạn thâm độc, tinh vi nhằm thực hiện âm mưu chống
phá Đảng và Nhà nước ta. Trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giảng
viên lý luận chính trị có vai trò hết sức quan trọng. Vì giảng viên lý luận
chính trị là những người có
trình độ chuyên môn sâu về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; trực tiếp giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có tầm ảnh
hưởng rộng tới nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do đó, đội ngũ giảng
viên lý luận chính trị là những người trực tiếp tuyên truyền nhằm bảo vệ chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trước các luận điệu sai trái của các thế
lực thù địch. Đồng thời, giảng viên lý luận chính trị còn trực tiếp tham gia đấu
tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch thông qua các hoạt động nghiên
cứu khoa học. Do đó, để nâng cao hiệu
quả công tác đấu tranh, phê phán các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên lý luận chính trị cần
thực hiện một số giải pháp sau: Một là, giảng viên cần
gắn nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyền tạc về cuộc đời, sự nghiệp,
tư tưởng Hồ Chí Minh với nhiệm vụ giảng dạy. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn học/phần
học không thể thiếu trong các chương trình đào tạo về lý luận chính trị. Khi giảng
viên thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy môn học/phần học này, giảng viên
cần có sự lồng ghép những nội dung nhằm giúp người học nhận diện, phản bác các
luận điệu xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh vào nội dung của
bài giảng. Nhiệm vụ này phải được thực hiện thường xuyên trong các bài của môn
học/phần học mà giảng viên được phân công phụ trách. Hai
là, giảng viên tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học
về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hoạt động nghiên cứu
khoa học là nhiệm vụ không thể thiếu giúp giảng viên củng cố kiến thức và rèn
luyện khả năng tư duy khoa học. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng
viên có thể hệ thống được các quan điểm lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giúp
giảng viên có đầy đủ những thông tin, dẫn chứng về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ
Chí Minh một cách chính xác, khách quan, khoa học nhất để đấu tranh phản bác lại
các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Ba
là, giảng viên thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy tư
tưởng Hồ Chí Minh theo hướng tích cực, hiện đại; sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp giảng dạy, kết hợp với chiếu phim, hình ảnh tư liệu về Hồ Chí Minh để tạo
hứng thú cho người học. Hơn nữa, cần đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho người
học tăng cường sức đề kháng đối với sự xuyên tạc của các thế lực thù địch về tư
tưởng Hồ Chí Minh, chống lại âm mưu hạ bệ thần tượng của chúng. Bốn là, giảng viên không ngừng
tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để xứng đáng trở thành những tấm
gương cho người học noi theo. Giảng viên lý luận chính trị phải là những người
có phẩm chất, đạo đức và lối sống tốt thì những điều mà giảng viên nói mới được
người học tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu. 3. Kết luận Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh là tài sản tinh thần vô cùng quý giá của Đảng, Nhà nước và của toàn dân tộc
Việt Nam; mãi là niềm tự hào, nguồn cổ vũ to lớn cho các thế hệ người Việt Nam.
Trong những năm qua, các thể lực thù địch, phản động vẫn luôn và không từ mọi
thủ đoạn để vu cáo, xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cần phải thể hiện
được vai trò tiên phong trong đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc nhằm
làm thất bài âm mưu thâm độc của kẻ thù. Đặc biệt, giảng viên lý luận chính trị
cần phải thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục về âm mưu,
nội dung, thủ đoạn chống phá tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch. Nhiệm
vụ này là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi giảng viên phải khách quan, khoa học
và sáng tạo trong quá trình vận dụng vào hoạt động cụ thể. Tài
liệu tham khảo 1. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số
35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. 2. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2020), Bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 3.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb.Sự thật, Hà Nội. 4.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức
kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Tập 4: Các chuyên đề bổ trợ,
Nxb.Lý luận chính trị, Hà Nội. H.Y |
|