Trồng Trọt
Kỹ thuật thu hoạch, chế biến và bảo quản lúa giống

Kỹ thuật xử lý sau thu hoạch quyết định chất lượng hạt giống. Vì thế khi sản xuất giống, bà con cần áp dụng đúng quy trình xử lý sau thu hoạch, chế biến, và bảo quản.

Các bước tiến hành

1. Thu hoạch
- Xác định thời điểm thu hoạch:
+ Thu hoạch ruộng giống khi kiểm định đạt yêu cầu.
+ Thu hoạch lúc lúa chín 85-90% (nghĩa là khoảng 10 -15% số hạt gần cổ bông đã chuyển sang vàng).
+ Thu hoạch lúc trời nắng.
- Sử dụng các phương tiện thu hoạch lúa thích hợp     
2. Ra hạt /suốt lúa
Hiện nay, suốt lúa ở ÐBSCL được cơ giới hoàn toàn. Tuy nhiên suốt lúa giống có vài điểm còn hạn chế như:
- Tỉ lệ hao hụt còn cao (khoảng 2- 3%).
- Tổn hại đến hạt giống: do cấu tạo của trống đập và tốc độ quay nhanh làm cho hạt giống va-đập mạnh làm cho hạt bị tổn thương.
- Ðể giảm bớt tổn thất về số lượng và chất lượng giống do khâu suốt, vài điểm cần quan tâm khi suốt lúa giống như:
- Chọn máy suốt chất lượng, tỉ lệ thất thoát dưới 1%
- Vận hành suốt giống đúng kỹ thuật
3. Phơi - sấy lúa giống
- Kỹ thuật phơi - sấy lúa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt giống (màu sắc hạt giống và tỉ lệ nẩy mầm).
- Ngoài ra, tổn thất trong khâu phơi - sấy khá cao (>3% tổng sản lượng), vài tỉnh có thể bị tổn thất đến hơn 15% do máy sấy. Dưới đây là một số phương pháp phơi/sấy cần được áp dụng trong sản xuất lúa giống ĐBSCL.
3.1 Phương pháp phơi lúa bằng nắng mặt trời
- Nên phơi trên sân có trải đệm hoặc lưới nylon là tốt nhất.
- Thời gian phơi tùy thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ không khí.
- Không nên phơi lúa giống trực tiếp trên sân xi-măng, gạch, phơi mớ trên ruộng, hay lộ xe.
- Kỹ thuật phơi:
+ Trải lớp lúa mỏng khoảng 1-2cm.
+ Quay lúa hay cào đảo lúa thường xuyên (1 giờ/ lần).
+ Giữ mặt sân phơi khô trước và trong khi phơi.
+ Kiểm tra ẩm độ hạt : dưới 13.5% (sử dụng máy đo hay kinh nghiệm).
3.2 Sấy lúa
- Sấy lúa bằng lò sấy sẽ có hiệu quả cao và nhanh hơn phơi. Chọn máy sấy tốt,
chất lượng
- Những kỹ thuật cần quan tâm khi vận hành máy sấy lúa giống:
+ Chọn nhiên liệu là than đá sẽ dễ kiểm soát nhiệt độ hơn.
+ Đổ lớp lúa thích hợp với ẩm độ hạt lúc đưa vào sấy.
+ Nhiệt độ: 39-40oC và thời gian sấy kéo dài hơn 8 giờ.
+ Kiểm tra nhiệt độ lúc sấy, gió ở các góc lò sấy và giữa lớp lúa.
4. Đóng gói hạt giống
- Chọn bao đúng tiêu chuẩn.
- Sử dụng bao 2 lớp (lớp bao thường bên ngoài và lớp bao nylon ở trong).
- Ghi nhãn bao giống đúng quy định:
+ Tên giống, Cấp giống, Chỉ tiêu chất lượng, Nơi và vụ sản xuất (ghi ngày tháng cụ thể)
+ Ngày thu hoạch
+ Hướng dẫn bảo quản và sử dụng
+ Khối lượng
- May hay buộc kín, và cách ẩm.
- Cho phiếu giống vào trong bao (như phiếu giống bên ngoài bao) để đảm bảo đúng giống.
- Đóng bao khi hạt giống khô dưới 13,5%, hạt sạch.
- Làm sạch trước khi đóng bao.
- Xác định tỉ lệ nảy mầm của lô hạt giống phải trên 95% trước khi đóng bao và ẩm độ không khí.
- Tịnh bao đúng trọng lượng
5. Bảo quản hạt giống
Ðời sống hạt giống bị ảnh hưởng trước và trong quá trình bảo quản:
- Từ khi hạt giống chín sinh lý đến lúc thu hoạch.
- Thu hoạch - ra hạt.
- Vận chuyển - phơi-sấy.
- Trong quá trình bảo quản.
Lưu ý khi bảo quản
+ Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ không khí trong kho trữ càng thấp càng tốt.
+ Chất lúa trên ba-lết và không sát tường và không quá cao.
+ Lập sơ đồ kho giống và xếp bao lúa theo từng loại giống để dễ lấy giống và theo dõi.
+ Kiểm tra định kỳ (hàng tháng) tình trạng sức sống hạt giống (tỉ lệ nẩy mầm).
+ Theo dõi phòng trừ sâu mọt, chuột phá hại.
ThS. Hà Thanh Liêm



CÁC TIN KHÁC: