Đu đủ là một trong các
loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng được nhiều người tiêu dùng trong nước
ưa chuộng. Cây đu đủ có nhiều ưu điểm thích nghi với nhiều loại đất đai và khí
hậu khác nhau, cây sớm cho trái và mang trái quanh năm (sau khi trồng khoảng 7-
8 tháng là cho thu hoạch trái, sau đó khoảng 4-5 ngày là thu hoạch một lần).
Đu đủ có khả năng trồng
dày (khoảng 2.000-4.000 cây/ha) và có khả năng cho 30-80 trái/cây/năm.Tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhà vườn chọn đu
đủ là cây “lấy ngắn nuôi dài” có thể tận dụng diện tích đất trống lúc mới trồng
cây ăn trái trong vài năm đầu (tán cây ăn trái còn nhỏ). Đây là mô hình mà
nhiều nhà vườn tại Miền Tây Nam Bộ nói chung cũng như tại thành phố Cần Thơ nói
riêng thường được nông dân áp dụng vì nó góp phần tăng thu nhập kinh tế cho
nông hộ trên cùng diện tích.
Năm 2019, thành
phố Cần Thơ có diện tích trồng cây đu đủ khoảng gần 170 ha, diện tích trồng
không tập trung, chủ yếu nằm rải rác ở các quận huyện: Ô Môn, Cái Răng, Thốt
Nốt, Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh.
Biết được lợi
ích từ mô hình trên, anh
Thái Phạm Anh Minh, địa chỉ tại ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ, một nông dân cần cù, chịu tìm tòi, học hỏi nhiều mô hình sản xuất
có hiệu quả. Năm 2019 - 2020, nhờ sự tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trồng từ cán bộ
khuyến nông thành phố Cần Thơ, với diện tích vườn khoảng 1.500 m2,
anh Minh trồng khoảng 246 cây đu đủ xen trong vườn bưởi da xanh (cây bưởi được
khoảng 3-4 năm tuổi), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Qua trao đổi, anh
Minh cho biết, trước khi trồng đu đủ xen trong vườn bưởi (năm 2017-2018) thì
anh trồng ớt sừng vàng cũng mạng lại lợi nhuận khá cao khoảng 50 triệu đồng/vụ
ớt. Về kỹ thuật trồng đu đủ, anh Minh chia sẽ: “Trồng đu đủ, trước tiên phải
chọn mùa vụ trồng thích hợp, có thể trồng vào khoảng tháng 4- 5dl và tháng
11-12dl, ngoài ra cần chọn giống đu đủ phải đáp ứng theo nhu cầu của thị
trường. Trước khi trồng, liếp cần được bón vôi để hạ phèn và bón lót phân hữu
cơ, trồng đu đủ trong mùa mưa nên trồng thưa, liếp trồng phải thoát nước tốt vì
rễ đu đủ dễ bị thối”.
Về Năng suất trái đu đủ,
năm thứ nhất (năng suất trái cổ 1) đạt khoảng 15 tấn, đem lại thu nhập khoảng
70 triệu đồng, sau khi trừ các khoảng chi phí đầu tư trồng đu đủ, lợi nhuận thu
được khoảng 50 triệu đồng. Năm 2020, tổng năng suất trái đu đủ “cổ 2” đạt
khoảng 5-6 tấn và hiện nay cây đu đủ vẫn còn trong giai đoạn thu hoạch trái/.