Những năm qua, Trung
ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố cụ thể
hóa nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển về mọi mặt đối với đồng bào
dân tộc thiểu số, đồng thời quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức triển khai
thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đề ra. Một số chính sách đối với
đồng bào dân tộc còn hiệu lực đang tổ chức thực hiện hiệu quả trên địa bàn
thành phố hiện nay:
Chính sách hỗ trợ phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống:
Quyết định số
2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ: UBND thành phố ban hành
Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 17/01/2018 về phê duyệt Đề án thực hiện chính
sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS giai đoạn 2017 –
2020.
Quyết định số
1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ: UBND thành phố ban hành Kế
hoạch số 24/KH-UBND ngày 28/02/2017 về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia
Giảm nghèo bền vững tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2020.
Quyết định số
2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ: UBND thành phố ban hành Kế
hoạch số 57/KH-UBND ngày 05/6/2014 về triển khai thực hiện đề án tăng cường hợp
tác Quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội nơi có đông đồng bào DTTS.
Chính sách về văn hóa –
xã hội:
Quyết định số
1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ: UBND thành phố ban hành Kế
hoạch số 37/KH-UBND ngày 24/3/2016 về triển khai thực hiện các Mục tiêu phát
triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố
Cần Thơ gắn với mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Nghị quyết số 52/NQ-CP
ngày 15/06/2016 của Chính phủ: UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND
ngày 15/3/2017 Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai
đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Quyết định số
12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ: UBND thành phố ban hành
Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 05/7/2018 về tổ chức thực hiện Quyết định số
12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định số 498/QĐ-TTg
ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ: UBND thành phố ban hành Kế hoạch số
72/KH-UBND ngày 16/11/2015 về thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025.
Chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm cho người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách về thông tin
tuyên truyền:
Thực hiện Quyết định số
45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ: UBND thành phố ban hành Kế
hoạch số 34/KH-UBND ngày 19/02/2019 về thực hiện cấp một số ấn phẩm báo, tạp
chí cho vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 – 2021.
Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ: UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 27/10/2017 về triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 – 2021” trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Ban Dân tộc thực hiện Bản tin Công tác Dân tộc
và Tài liệu song ngữ Việt – Hoa, Việt – Khmer để tuyên truyền trong đồngbào dân
tộc thiểu số
Chính sách đặc thù của
thành phố:
Nghị quyết số
01/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần
Thơ về hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
Nghị quyết số
04/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần
Thơ về hỗ trợ kinh phí mua đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND
ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ Quy định mức
hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Ngoài các chính sách nêu
trên, đồng bào dân tộc còn được thụ hưởng nhiều chính sách dân tộc khác và các
chính sách chung mà thành phố đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn như
chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày
10/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; các chính sách chung về chính sách về y tế,
giáo dục, đào tạo nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất, chính sách bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc … đã tạo thêm điều kiện cho đồng bào
nâng cao đời sống về mọi mặt.
Từ việc ban hành và tổ
chức thực hiện các chính sách nêu trên, các mặt kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc
phòng – an ninh trong đồng bào dân tộc được phát triển rõ nét, hàng trăm hộ
nghèo đồng bào dân tộc Khmer được Nhà nước hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở,
nước sinh hoạt, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội… qua đó được thoát nghèo
bền vững (Đầu năm 2016, theo tiêu chí mới, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc
thiểu số có 1.392 hộ, chiếm 15,85% trên tổng số hộ dân tộc thiểu số; trong đó,
hộ nghèo dân tộc Khmer là 1.339 hộ, chiếm 15,3% so với tổng số hộ dân tộc thiểu
số. Đầu năm 2019, số hộ nghèo giảm còn 483 hộ, chiếm tỷ lệ 5,08% trên tổng số
hộ dân tộc thiểu số thành phố; trong đó hộ nghèo dân tộc Khmer có 453 hộ, chiếm
tỷ lệ 4,8% trên tổng số hộ dân tộc thiểu số). Cuối năm 2019 hộ nghèo
DTTS còn 186 hộ, chiếm 1,9%/tổng số sộ DTTS (năm 2019 giảm 297 hộ (giảm 3,18%) so với cuối năm 2018
– từ 483 hộ nghèo (5,08%) giàm còn 186 hộ nghèo (vượt kế hoạch đề ra).
Nhiều phong trào thi đua
yêu nước được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phát
động thu hút đông đảo đồng bào dân tộc Khmer hưởng ứng: thực hiện Chỉ thị số
05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khư dân cư, xây
dựng nông thôn mới… nhiều người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Khmer trở
thành tấm gương trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận
động bà con phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, đoàn kết các dân
tộc. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống được
quan tâm; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong đồng bào
dân tộc luôn được ổn định; Bộ máy công tác dân tộc các cấp được củng cố, kiện
toàn, đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer được quan tâm và đã có bước trưởng
thành đáng kể.
Tuy nhiên, việc xây dựng
và tổ chức thực hiện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số những năm qua cũng còn
một số vấn đề cần quan tâm, cụ thể:
Thứ nhất, việc rà soát
đối tượng thụ hưởng, xây dựng các văn bản thực hiện trên địa bàn còn chậm.
Nguồn lực bố trí thực hiện các chính sách đề ra còn thấp so với chủ trương, kế
hoạch đề ra, nhất là đối với Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành 3 năm đến nay chưa được bố trí vốn thực hiện mục
tiêu hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh hoạt cho thành phố. Một số
chính sách ban hành chỉ mang tính định hướng chứ không có kinh phí phân bổ từ
Trung ương (cụ thể Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/06/2016 của Chính phủ về đẩy
mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định
hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số), nên một số sở, ban ngành thành phố,
UBND quận, huyện chỉ lồng ghép thực hiện vào nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị
nên hiệu quả chưa thật sự cao.
Thứ hai, hiện nay có rất
nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số (Theo báo cáo của Chính
phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, hiện nay có khoảng 118 chính sách đang
có hiệu lực do 10 Bộ, ngành chủ trì, quản lý), nhưng nhìn chung các chính sách
còn mang tính dàn trải, manh mún, chưa thật sự đồng bộ, giải quyết tình thế,
thời gian thực hiện ngắn. Nhiều chính sách có định mức hỗ trợ thấp hơn nhiều so
với thực tế nên thành phố gặp nhiều khó khăn trong tổ chức triển khai thực
hiện.
Thứ ba, công tác phối
hợp của các sở, ban ngành, UBND quận, huyện trong tổ chức triển khai thực hiện
các chính sách đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn chưa thật sự quyết liệt,
còn chậm, có chính sách đã kết thúc giai đoạn theo kế hoạch đề ra nhưng mục tiêu
chưa hoàn thành phải xin gia hạn thời gian thực hiện (Quyết định số
74/2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ và Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính
phủ). Công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc ở
một số sở, ngành có liên quan và quận, huyện chưa đồng đều; các thông tin, số
liệu báo cáo chưa đầy đủ và kịp thời từ đó ảnh hưởng đến công tác tham mưu trên
lĩnh vực dân tộc.
Thứ tư, tổ chức bộ máy
cơ quan làm công tác dân tộc thành phố và quận, huyện hiện nay được sắp xếp
tương đối ổn định theo quy định. Tuy nhiên, đội ngũ các bộ công chức công tác
dân tộc, nhất là ở những nơi không đủ tiêu chí thành lập Phòng Dân tộc thường
xuyên thay đổi, luân chuyển công tác, nên kinh nghiệm trên lĩnh vực công tác
dân tộc còn nhiều hạn chế cộng thêm kiêm nhiệm nhiều việc nên ảnh hưởng nhiều
đến công tác tham mưu trên lĩnh vực dân tộc.
Trên cơ sở tình hình
thực tế tại thành phố thời gian qua, để kịp thời phát huy những kết quả đạt được,
đồng thời giải quyết tốt các vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng và tổ
chức thực hiện các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình trong thời gian tới tại thành
phố Cần Thơ, thiết nghĩ cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, tiếp tục tổ
chức học tập, quán triệt sâu sắc cho cán bộ đảng viên và đồng bào dân tộc các
chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, đại
đoàn kết dân tộc, qua đó nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với
công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, đồng thời làm cho đồng bào
dân tộc hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta
đối với đồng bào các dân tộc là “các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” gắn với cuộc vận
động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
Thứ hai, Chính phủ cần
có Bộ tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển và vùng
miền, đảm bảo khách quan, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế để có những
chính sách sát hợp với từng vùng, miền, từng dân tộc. Đồng thời tham mưu rà
soát, đánh giá, hoàn thiện chính sách dân tộc theo hướng tinh gọn, tích hợp
chính sách sao cho thiết thực, hiệu lực, hiệu quả nhằm tập trung được nguồn lực
đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Thứ tư, cần nâng cao
năng lực của cán bộ, công chức trong công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền địa
phương trong xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách dân tộc. Tích cực
triển khai thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho công chức, viên chức
trong hệ thống chính trị theo Quyết định 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện tốt công tác phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc, nguồn
nhân lực công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, đảm bảo tỷ lệ
hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Thứ năm, UBND các cấp
tiếp tục kiện toàn bộ máy công tác dân tộc từ thành phố đến cơ sở theo hướng
tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới.
Thứ sáu, các sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện cần tập trung thực hiện các chỉ thị, quyết định, chương trình, đề án, kế hoạch... gắn với huy động nhiều nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống; trong đó cần quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, điện, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, cho vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết tốt các vấn đề an sinh, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào.