Thành phố Cần Thơ phát huy phong trào “Dân vận khéo”, tăng cường đồng thuận xã hội
Tóm tắt: Thông qua phong trào thi đua "Dân vận khéo", uy tín của hệ thống dân vận, Mặt trận, các đoàn
thể được nâng lên, hiệu quả từ các mô hình, điển hình "Dân vận khéo" được nhân rộng đã phát huy quyền làm chủ, sức
sáng tạo, của nhân dân, tạo sự đồng thuận cùng chung tay thực hiện phong trào
thi đua yêu nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, vẫn còn một số địa phương, đơn
vị chưa dành nhiều thời gian lãnh đạo, chỉ đạo và nhân rộng các mô hình, điển
hình "Dân vận
khéo". Công tác kiểm tra, giám sát
từng lúc, từng nơi chưa thường xuyên dẫn đến một số mô hình, điển hình "Dân vận khéo" được đăng
ký xây dựng nhưng hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững, chưa nhân rộng kịp thời
những mô hình hay, cách làm mới có hiệu quả...Bài viết này tập trung giới thiệu
một số mô hình “dân vận khéo” tại thành phố Cần Thơ trong thời gian qua và đề
xuất một số giải pháp tăng cường công tác này trong thời gian tới. 1. Đặt vấn đề Việc quán triệt và thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác dân vận, nhất là phong trào “Dân vận khéo” (DVK) đã góp phần quan trọng
trong vận động, tập hợp, tạo ra sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thành
công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô
tận của nhân dân.Để làm tốt công tác dân vận, nhất là “Dân vận khéo”, người làm
công tác dân vận phải thành thạo quy trình dân vận: phải có phương pháp tuyên
truyền, giải thích cho dân hiểu; phải dân chủ bàn bạc với dân để đặt kế hoạch rồi
tổ chức cho toàn dân thi hành; phải kiểm tra, theo dõi, động viên, khuyến khích
nhân dân; khi xong phải kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình,
khen thưởng kịp thời. Phải tránh bệnh chủ quan, phải phát huy dân chủ, vì “có
dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” và “có phát huy dân
chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng
tiến lên”. Thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW ngày
17 /2/ 2005 của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước",Nghị
quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính
trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045, cần nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân
dân, phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền tảng
chính trị vững chắc cho sự phát triển của thành phố. Thời gian qua, thành
phố Cần Thơ đã triển khai thực hiện các mô hình "Dân vận khéo" đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần rất lớn
hoàn thành các chỉ tiêu thành phố đề ra trong từng giai đoạn. 2. Nội dung 2.1 Lý luận chung
về “dân vận khéo” Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nói“Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất
quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém; Dân vận khéo thì việc gì cũng
thành công”[6]. Trên tinh thần đó, dân
vận khéo là phải: “Tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu rõ ràng:
Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ
được”. “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh
nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành”. “Trong lúc thi hành
phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân”. “Khi thi hành xong phải
cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”[6]. Theo Kế hoạch số 771-KH/BDVTW ngày
08/3/2017 của Ban Dân vận Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong
trào thi đua "Dân vận khéo":Các cấp ủy đảng, chính quyền
gắn triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” với quán triệt tư
tưởng và phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác dân vận theo hướng vì Nhân dân, chăm lo, nâng cao đời sống mọi mặt
của Nhân dân. Phát huy trách nhiệm nêu gương, tự giác của cán bộ, đảng viên,
nhất là người đứng đầu trong công tác, trong sinh hoạt để quần chúng Nhân dân
tin tưởng và noi theo. Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thực hiện chế độ
"Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân"[3], tiếp thu ý kiến phê
bình, góp ý kiến xây dựng của Nhân dân về công tác quản lý, điều hành; xây dựng
và thực hiện phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách
nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin"[3].
Quan tâm giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc
của Nhân dân ngay tại cơ sở.Duy trì, phát triển bền vững những mô hình “Dân vận
khéo” đã có. Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm, phổ biến cách làm hay, sáng
tạo, gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo lựa chọn nhân rộng những mô hình “Dân vận khéo” tiêu
biểu, có sức lan tỏa và tác động tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong
nhận thức, hành động, của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công tác dân
vận. Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan
đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
trong tình hình mới”[5]. Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo trên
Ban Dân vận thành ủy Cần Thơ đã đề ra kế hoạch số04-KH/BDVTU ngày 07 tháng 12 năm
2020vềphát
động phong trào thi đua “Dân vận khéo”trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021 –
2025, với các nội dung: Đẩy mạnh công tác dân vận của cả hệ thống chính
trị thành phố; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cơ
quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thành phố đối
với công tác dân vận, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước, hệ thống chính trị. Huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị, các tổ chức kinh tế, các lực lượng làm công tác vận động Nhân dân và
đông đảo các tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia; đưa phong trào thi
đua “Dân vận khéo” trở nên ngày càng gần gũi hơn, thiết thực hơn với đời sống
xã hội, khơi dậy và phát huy được tiềm năng, nguồn lực to lớn của Nhân dân
trong xây dựng và phát triển Cần Thơ thành thành phố trung tâm vùng, sinh thái,
văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long; tổ
chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quốc phòng, an ninh được
bảo đảm vững chắc[2]. 2.2 Một số kết quả nổi bật trong thực hiện mô hình "Dân
vận khéo" trên địa bàn thành phố Cần Thơ thời gian qua Qua 10 năm triển khai
phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đã
có 12.377 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” được triển khai thực hiện
trên các lĩnh vực của đời sống (trong đó, lĩnh vực kinh tế có 4.104mô hình, lĩnh vực văn hóa - xã hội có 5.548mô hình, lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 1.598
mô hình, lĩnh vực xây dựng hệ thống
chính trị có 1.127 mô
hình). Thông qua công tác tuyên truyền, vận
động và khuyến khích nhân dân sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng; tập
trung chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi kém hiệu quả; áp dụng những tiến bộ
khoa học vào sản xuất, kinh doanh; vận động nhân dân tham gia tổ hợp tác, hợp
tác xã...[1] Các
cấp ủy, chính quyền, tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ công tác dân vận với chủ đề năm
2021 “Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”; tổ chức học tập, quán triệt,
xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, trong đó có nội
dung về công tác dân vận; chỉ đạo công tác dân vận trong bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh
Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống
Nhân dân[2]. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập
trung tuyên truyền, vận động
các tầng lớp nhân dân tham gia đăng ký và xây dựng các mô hình, điển
hình “Dân vận khéo” đã tạo đồng thuận cao
trong xây dựng các thiết chế văn hóa, xây dựng khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn
hóa, gia đình văn hóa; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần, bảo đảm an sinh xã hội; các hoạt động xã hội từ thiện, góp
phần tích cực vào sự phát triển địa phương, đơn vị, tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc[1]. Năm 2021, tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động;
triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động, tiếp tục
thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận; nâng
cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng,
chính quyền, tập trung vào các vấn đề liên quan đến thực hiện các chính sách có
liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân. Tập trung huy động các nguồn lực hỗ
trợ, chăm lo đời sống Nhân dân trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19, thực hiện
hiệu quả công tác an sinh xã hội, góp phần chăm lo cho người nghèo đem lại hiệu
quả thiết thực[2]. Trong
thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai
thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; từ đó, phong trào thi đua đã thật sự lan rộng
ở tất cả các lĩnh vực, các ngành, địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành các nhiệm
vụ chính trị, nhất là giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn cơ sở,
góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an
ninh, xây dựng hệ thống chính trị tại địa phương, đơn vị. Hằng
năm, các địa phương, đơn vị
tổ chức tổng kết và tuyên dương khen thưởng mô hình điển hình “Dân vận khéo” gắn
với kỷ niệm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng. Kết quả, được Trung ương khen thưởng
04 mô hình (2 tập thể, 2 các nhân); Ủy
ban nhân dân thành phố tặng bằng khen cho 345 mô hình
tập thể và 06 cá nhân điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực; các địa
phương, đơn vị tặng giấy khen cho 3.037 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Tổng giá trị thực hiện các mô hình Dân vận khéo của toàn
thành phố trong 10 năm qua hơn 13.520 tỷ đồng[1]. Năm 2021, nhiều mô hình rất được nhân
dân đồng tình ủng hộ, nổi bật là mô hình “Nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn an toàn
về an ninh trật tự (ANTT)” , mô hình Camera phòng chống tội
phạm, 5 trong 1 về giữ gìn ANTT; Tuần tra nhân dân; Nhà trọ tự quản về ANTT, mô
hình “Tuyên truyền pháp luật và phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội
phạm, tệ nạn xã hội trên thiết bị điện thoại di động thông minh”... đã lan tỏa
sâu rộng ở nhiều quận, huyện như Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Phong Điền…đạt hiệu
quả cao[8]. Gần đây, trên địa bàn thành phố có các mô hình DVK tiêu biểu
như: Mô hình "Tỉa cành, tạo tán, trẻ hóa cây bưởi" của Hội Nông dân
phường Tân Phú, quận Cái Răng, mô hình "Câu Lạc bộ làm vườn trồng cây vú
sữa" của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phong Điền, mô hình "Rước ảnh Bác
Hồ về nhà treo nơi trang trọng" của Hội Cựu chiến binh thành phố thu hút
hơn 99,6% hộ dân toàn thành phố tham gia; mô hình "Cất nhà Chữ thập đỏ xóa
lá thay tôn" của Hội Chữ thập đỏ phường Long Hưng, quận Ô Môn, mô hình về
"Bảo vệ môi trường và xây dựng tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp" của
Đoàn Thanh niên quận Cái Răng, mô hình "Cộng đồng trách nhiệm giữ gìn
phường sạch rác" của UBND phường An Cư, quận Ninh Kiều... Trong lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, nổi bật nhất là mô hình "Tết quân dân" của Bộ Chỉ
huy Quân sự thành phố; mô hình "Vận động nhân dân và đồng bào Công giáo
xây dựng ấp, xã, họ đạo, xứ đạo 3 không" của Công an huyện Vĩnh Thạnh; mô
hình "cổng rào an ninh trật tự, đèn trước ngõ, mõ trong nhà" của Khối
Dân vận xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai[8]. Năm 2021, công tác dân vận của thành phố có nhiều
chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả
quan trọng; công tác dân vận luôn bám sát hướng dẫn, chỉ đạo của Ban Dân vận
Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy; các cấp ủy đảng đã chú trọng công tác chỉ đạo
thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận;
tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc chính đáng của Nhân
dân; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức vận động Nhân dân trong điều kiện ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid-19 gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị;
cùng với việc ban hành, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh
tế, bảo đảm an sinh xã hội. Hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội thành phố làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy đảng triển
khai thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; tích
cực tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố lần thứ XIV; phát động thực hiện hiệu quả các phong trào thi
đua yêu nước, góp phần thiết thực vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh[2]. Trên đây là một số kết quả nổi bật của việc thực hiện phong
trào “dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua. Tuy
nhiên, việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn
thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện quyết liệt hơn như: Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, ban chỉ đạo
cấp cơ sở chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai phong trào thi đua;
chưa quan tâm đúng mức đến việc đầu tư xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận
khéo”. Việc lựa chọn, xây dựng mô hình, điển hình trên một số lĩnh vực khó khăn
như công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng hệ thống dân vận một số
cơ sở hiệu quả chưa cao...Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính đã
có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn tình trạng giải quyết hồ sơ chậm trễ, hoạt động
của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng có một số nơi chưa
thật sự cao và vẫn còn hình thức. Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy chế,
quy ước chưa thường xuyên nên việc nhận thức về chính sách, pháp luật của một
bộ phận nhân dân còn hạn chế. Công tác dân vận một số cơ sở chưa
được thường xuyên, chưa đi vào nền nếp, công tác tuyên truyền cho đoàn viên,
hội viên và quần chúng còn nhiều hạn chế về phương pháp. Mô hình thì nhiều,
phong trào cũng nhiều nhưng nhiều mô hình chưa thật sự bền vững. Ngoài ra, đối
với cấp cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện các mô hình, các phong trào, nhưng
điều kiện làm việc một số nơi có phần hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động… 2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình "Dân
vận khéo" trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian tới Xuất phát từ
thực tiễn, để công tác vận động xây dựng mô hình "Dân vận
khéo" của thành phố Cần Thơ đạt hiệu quả cao hơn nữa,
chúng ta cần tăng cường các giải pháp sau: Thứ nhất,
các cấp ủy Đảng
phải xem công tác dân vận là một nội dung lớn của công tác xây dựng Đảng,
thường xuyên giáo dục về chính trị tư tưởng, đi đôi với kiểm tra chặt chẽ để
nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ Nhân dân cho cán bộ công chức, viên chức,
xây dựng phong cách làm việc dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, lấy chất lượng
hiệu quả công việc được giao, độ tin cậy của Nhân dân làm thước đo đánh giá
năng lực công tác, phẩm chất đạo đức đối với cán bộ công chứùc viên chức. Xử lý
nghiêm đối với cán bộ công chức, viên chức có hành vi vi phạm quyền làm chủ của
Nhân dân. Các đảng bộ, chi bộ, đảng viên phải
trực tiếp làm công tác vận động quần chúng, thực hiện chế độ phân công đảng
viên làm công tác vận động quần chúng. Mỗi đảng viên được phân công phụ trách
một địa bàn dân cư, một số đối tượng cụ thể, tham gia sinh hoạt trong các tổ
chức đoàn thể, để nắm vững tình hình của quần chúng về mọi mặt đời sống kinh
tế, công ăn việc làm, tâm tư nguyện vọng, trình độ hiểu biết, thái độ chính
trị, những bức xúc của người dân, của tổ chức đoàn thể. Thông qua đó, đảng viên
thực hiện việc giáo dục, nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, vận động
Nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội, thực hiện
quyền và nghĩa vụ công dân. Thứ hai,
các cấp chính
quyền phải tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả về quy chế dân chủ, tạo một
bước chuyển biến mới về thực hiện quy trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” được đi vào thực chất cuộc sống, trong đó đặc biệt quan tâm công tác
giáo dục tuyên truyền pháp luật, thông tin kịp thời đường lối, chủ trương,
chính sách mới ban hành, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa
vụ công dân, đồng thời những vấn đề mà nhà nước quyết định, có liên quan trực
tiếp đến người dân, nhất thiết phải được đưa ra dân bàn, cho ý kiến trước khi
quyết định. "Dân
vận khéo" không thể chỉ là một chiều từ trên xuống, mà phải lắng nghe, phản
hồi, đối thoại, khuyến khích sự đóng góp ý kiến, sáng kiến của dân. "Dân vận
khéo" là làm cho dân thấy quyền lợi, nghĩa vụ, thấy lợi ích hài hòa, triển
khai những việc làm thiết thực gắn với lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân.
"Dân vận khéo" là chia sẻ được nỗi niềm, bức xúc của dân, động viên sức
dân, góp thành lực lượng toàn dân thực hiện“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Vì vậy, cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động sao cho
phù hợp với tình hình mới. Thứ ba, Mặt trận, đoàn thể phải tăng cường công tác dân vận.Công
tác dân vận hiện nay được tiến hành trong điều kiện có nhiều công cụ thông tin,
truyền thông mạnh, có mạng internet... nhưng vẫn rất cần sự sâu sát, lắng nghe,
bàn bạc với dân. "Dân vận khéo" là phải sát dân, phù hợp với đặc điểm,
lợi ích của từng đối tượng, từng con người. Bởi vậy, việc triển khai công tác
dân vận đối với công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, dân tộc, tôn
giáo... có những điểm khác nhau, cán bộ phụ trách phải thật am hiểu về cả nội
dung và phương pháp. Do đó, cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nội dung,
phương pháp cho cán bộ làm dân vận, để có được đội ngũ cán bộ làm công tác dân
vận thật chất lượng. Phương tiện truyền thông có vai trò hỗ trợ đắc lực nhưng
cũng không thể thay thế cán bộ làm công tác dân vận. Cán bộ làm công tác dân vận
không được chủ quan dựa vào hệ thống thông tin truyền thông, muốn phát huy sức
dân thì phải có chủ trương, chính sách đúng đắn. Bên cạnh đó, công tác dân vận
luôn yêu cầu sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tự nó
sẽ có sức ảnh hưởng lan tỏa trong Nhân dân. Đối với chính quyền, phải luôn chú
trọng thực hiện hành chính công khai, minh bạch, giảm thủ tục phiền hà. Đối
với đội ngũ cán bộ đảng viên, cần rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác dân
vận, nhất là trong ứng xử, tiếp xúc, đối thoại với dân đều thể hiện sự cầu thị,
lắng nghe, tôn trọng, có lý, có tình... thì dân vận sẽ ngày càng khéo, sự đồng
thuận sẽ ngày càng cao. Kết
luận Công tác dân vận là một nội dung có ý
nghĩa quan trọng và quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Chúng ta phải xây dựng niềm tin son sắc
từ Nhân dân, phải tạo sự đồng thuận cao từ Nhân dân, chăm lo cho dân khá giả,
nâng cao vị thế người dân; tiếp tục quán triệt sâu sắc vai trò, ý nghĩa của
công tác dân vận, xác định công tác dân vận là cầu nối quan trọng giữa Đảng,
chính quyền với Nhân dân; cán bộ dân vận phải là người đi đầu trong việc vận động
Nhân dân nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và cũng là người nắm bắt đầy đủ tình hình, thông tin từ
nhân dân để kịp thời tham mưu cho Đảng, chính quyền điều chỉnh, bổ sung những
chủ trương, chính sách, quy định phù hợp, sát với thực tiễn của địa phương, xây
dựng phát triển kinh tế địa phương. Thời gian qua, thành phố Cần Thơ đã thực hiện
khá tốt công tác vận động quần chúng, vận động xây dựng và nhân rộng được nhiều
mô hình DVK trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để phong trào DVK đạt
hiệu quả cao hơn nữa, các mô hình DVK phát triển hơn nữa cần phải tăng cường thực hiện đồng bộ các giải
pháp trên. Bên cạnh đó cán bộ làm công tác dân vận trong toàn thành phố cần phải
thực hiện công tác vận động quần chúng bằng cả cái tâm của mìnhvà luôn luôn ghi
nhớ lời Bác dạy: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ (2019), Số 183, Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào thi đua “Dân vận khéo”. 2. Thành ủy Cần Thơ (2021), Số 178, Báo cáo tổng kết công tác dân vận năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ
năm 2022. 3.
Ban Dân vận Thành ủy Cần Thơ, Số 04-KH/BDVTU, kế hoạchphát động phong trào thi đua “Dân vận khéo”trên địa
bàn thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2021 - 2025 4. Ban Dân vận
Trung ương (2017): Kế hoạch số 771-KH/BDVTW ngày 08/3/2017 về việc tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo". 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, t 6,
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh(2011), toàn tập, t 15, Nxb. |