Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Tóm
tắt: Nâng cao chất lượng hoạt động là vấn
đề cần thiết, bảo đảm cho sự thành công của việc thực hiện vị trí, vai trò, nhiệm
vụ của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
(CT-XH) với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng, không thể thiếu của hệ
thống chính trị Việt Nam. Việc nâng cao chất lượng hoạt động có hiệu quả không
những bảo đảm vững chắc cho thành công trong hoạt động, mà còn phát triển, bổ
sung, nhân lên sức mạnh, đồng thời phát hiện và khắc phục những điểm còn bất cập
trong mọi hoạt động của MTTQ và các tổ chức CT-XH. Bài viết tập trung trình bày
thực trạng hoạt động từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH ở huyện Cờ Đỏ trong thời gian tới. Từ
khóa: Mặt trận tổ quốc, chính trị - xã hội,
hoạt động, Cờ Đỏ Mở đầu:
MTTQ và các tổ chức CT-XH
có vai trò rất quan trọng trong xây
dựng, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp rộng rãi các tầng
lớp nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh
tế - xã hội. Thời gian qua, MTTQ và các tổ chức CT -XH các cấp huyện Cờ Đỏ,
thành phố Cần Thơ đã từng bước đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động,
tập trung mọi nguồn lực hướng về cơ sở, quan tâm công tác chỉ đạo, xây dựng các
mô hình, điển hình tập thể chi hội, chi đoàn, cán bộ, hội viên, đoàn viên tiêu
biểu, xứng đáng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chínhđáng của nhân dân; tập hợp, phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận
xã hội. 1. Khái quát về đặc điểm tình hình Huyện
Cờ Đỏ là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 50 km. Huyện có 10 đơn vị hành
chính (gồm 9 xã, 1 thị trấn, trong đó 9/9 xã đã được công nhận danh hiệu “Xã
đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới”); diện tích đất tự nhiên 31.981 ha. Dân số toàn huyệnhiện có
30.197 hộ, với 115.279 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu
số sinh sống với 2.126 hộ, có 8.231 nhân khẩu, chiếm 7,14% dân số toàn huyện;
kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Đảng bộ huyện hiện có 45 tổ chức cơ sở đảng, với
3.426 đảng viên (14 đảng bộ và 31 chi bộ cơ sở), 174 chi bộ trực thuộc đảng ủy
cơ sở, 74 chi bộ ấp với 370 chi hội, 98 công đoàn cơ sở hằng năm được đánh giá
xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; tỷ lệ đoàn, hội trong độ tuổi tham gia vào các tổ
chức hội 67.281/89.996
ngườiđạt tỷ lệ 74,76%. Trong đó hội
viên Hội nông dân: 17.899 người, chiếm tỷ lệ 76,48%; Hội viên Hội Liên hiệp phụ
nữ: 24.608 người, chiếm tỷ lệ 76,88%; Đoàn viên thanh niên: 20.616 người chiếm
tỷ lệ 57%; Hội viên Hội Cựu chiến binh: 968 người, chiếm tỷ lệ 94,2%;Công đoàn
viên Công đoàn: 2.958 người, chiếm tỷ lệ 99,49%; Thành viên của Mặt trận Tổ quốc
(tính cán bộ MTTQ từ huyện đến ấp) 347 người, chiếm tỷ lệ 100%[1]. Trong quá trình xây dựng và phát triển huyện Cờ Đỏ có nhiều
thuận lợi, đặc biệt là công tác quy hoạch về đất đai, phát triển đô thị, vùng
chuyên canh sản xuất; hệ thống giao thông đường bộ được quan tâm đầu tư đảm bảo
kết nối thông thoáng từ huyện với các xã, thị trấn; từ huyện với các quận, huyện
khác tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu lưu thông, vận chuyển hoàng hóa của
người dân; cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học thường xuyên đầu tư,
nâng chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học;
hệ thống y tế ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
nhân dân.Bên cạnh đó, các lĩnh vực nông
nghiệp, thương mại, dịch vụ không ngừng phát triển, chuyển dịch sản xuất nông
nghiệp đúng hướng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; đời sống của người
dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có khó
khăn: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chương
trình, dự án của Trung ương, thành phố được quan tâm hỗ trợ cho người dân nhưng
việc ban hành một số cơ chế thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời hiệu quả mang lại
chưa cao. Một số người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư hỗ trợ
của Nhà nước và cộng đồng, thiếu ý chí vượt khó vươn lên, chưa chủ động tự tổ
chức sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình; đời sống
vẫn còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn còn. 2. Thực trạng hoạt
động của MTTQ và các tổ chức CT-XH trên địa bàn huyện Cờ Đỏ Trong
những năm qua, Huyện ủy Cờ Đỏluôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính
quyền, MTTQ và các tổ chức CT-XH từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động,
góp phần tích cực vào việc thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội của huyện. Thể hiện trên các mặt sau
đây: MTTQvà các tổ chức CT-XH đã đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân
bằng nhiều hình thức tuyên truyền
trực tiếp, hoặcthông qua trêncác phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền thanh),
sinh hoạt chính trị (hội thi, hội thảo,
sinh hoạt chuyên đề…), trực quan (khẩu
hiệu, panô, áp phích…) lồng ghép sinh hoạt chi, tổ, hội; các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin lưu động;
trên các trang thông tin của huyện, của các cơ quan, đơn vị. Đến nay trên địa bàn huyện đã lập những trang Facebook mang tính định hướng
tuyên truyền như: “Quê Hương Cờ Đỏ”, “Trung tâm Văn hóa Thể thao Cờ Đỏ”, “Huyện
đoàn Cờ Đỏ”, “Tuổi trẻ Cờ Đỏ”, “Hội LHPN Cờ Đỏ”,.... Với tinh thần phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
giám sát, dân thụ hưởng" cấp ủy, chính quyềnđịnh kỳ, thường xuyên tiếp dân, đối thoại với đoàn viên,
hội viên và Nhân dân để lắng nghe ý kiến, kiến nghị, phản ánh của nhân dân đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải đúng theo các chủ trương chính
sách của đảng, pháp luật Nhà nước huyện đã tổ chức 06 cuộc đối thoại
và chỉ ra 11 ý kiến liên quan đến các vấn đề cần đổi mới như việc giám sát phản
biện, xây dựng tổ chức đoàn, hội, công tác tuyên truyền từ đó phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. MTTQvà các tổ
chức CT-XH đã phát
huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của mình một cách hiệu quả trong
việc tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền. Hằng năm, Thường trực
Huyện ủy thống nhất nội dung kế hoạch giám sát và phản biện xã hội của MTTQvà các tổ
chức CT-XH; chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phối hợp,
tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các
tổ chức CT-XH thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định, các nội dung giám sát, phản biện đã tập trung
vào những vấn đề bức thiết, gắn với quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên,
hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là, giám sát phản biện các dự thảo nghị quyết, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển
kinh tế, xã hội có liên quan đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân theo Quyết định
số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị; công tác góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
theo Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo
thực hiện, cấp huyện tham gia giám sát và tổ chức hội nghị góp ý 36
cuộc, cấp xã, thị trấn giám sát và tổ chức hội nghị góp ý 162 cuộc. Các xã, thị
trấn đăng ký năm 2023: 132 cuộc. Phối hợp Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố tiếp xúc cử tri 03 cuộc (trước và
sau kỳ họp thư ba, trước kỳ họp thứ tư), có 335 cử tri dự, có 12 ý kiến. Tổ chức 30 cuộc tiếp xúc cử tri cho đại
biểu Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ và huyện Cờ Đỏ, có 1.778 cử tri dự,
320 ý kiến nội dung xoay quanh các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh
trật tự tại địa phương[2].Sau mỗi đợt giám sát, MTTQ và các tổ chức CT-XH các cấp kiến nghị đến cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, tổ chức liên
quantiếp thu, giải quyết và trả lời các kiến nghị thỏa đáng, đúng quy định
của pháp luật, đến nay tổ chức 44 cuộc Hội nghị góp ý,qua công tác giám sát đã giúp cấp ủy, chính quyền khắc phục những hạn chế trong quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQvà các tổ chức CT-XH gắn với xây dựng kiện
toàn đoàn viên, hội viên trong độ tuổi được nâng lên hằng năm đều đạt so với chỉ
tiêu Nghị quyết đề ra là 74% so với dân số trong độ tuổi, xây dựng tổ chức
từng bước vững mạnh toàn diện, hoạt động hiệu quả, thiết thực, nhất là ban công
tác Mặt trận, chi, tổ hội cơ sở, hướng trọng tâm hoạt động vào việc chăm lo, bảo
vệ quyền và lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Mở rộng các
hình thức sinh hoạt trong các tổ chức đoàn, hội thông qua các mô hình, phong
trào tiêu biểu như mô hình “5 không 3 sạch”; mô hình
“5 có, 3 sạch”của Hội Liên hiệp Phụ nữ; phong trào thi đua “xây dựng khu dân cư
sáng, xanh sạch, đẹp, an toàn, nghĩa tình”, phong trào “toàn dân tham gia bảo vệ
an ninh tổ quốc”, phong trào thi đua “đoàn kết, sáng tạo”của Ủy ban MTTQ; phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, “Giúp nhau phát triển kinh tế,
xóa đói, giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” của Hội Cựu chiến binh;phong trào “Nông
dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo
bền vững”, “Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới”của Hội Nông dân hay phong
trào “Tuổi trẻ sáng tạo” “Thanh niên tình nguyện”, “Xung kích bảo vệ Tổ quốc”,
3 chương trình hành động… của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. MTTQcác cấp tổ chức Ngày hội
đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư kỷ niệm Ngày truyền
thống MTTQ Việt Nam (18/11) hằng năm với nhiều hoạt động phong phú,
thu hút đông đảo nhân dân tham gia, thông qua Ngày hội đã phát động phong trào
thi đua, biểu dương khen thưởng các gia đình, cá nhân tiêu biểu có thành tích
xuất sắc trong thực hiện các Cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
và cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tạo không khí vui
tươi, đoàn kết, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương. Ngoài
ra, việc củng cố, kiện toàn sắp
xếp tổ chức bộ máy, cán bộ MTTQvà các tổ chức CT-XH
được quan tâm theo hướng tinh, gọn tổ chức bộ máy.Hiện naycó 06 cơ
quan, 19 biên chế, được bố trí, sắp xếp kiện toàn đúng quy định, trong đó Ủy ban MTTQViệt Nam huyện: 4 biên chế,
Liên đoàn Lao động huyện: 3 biên chế, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
3 biên chế, Hội Nông dân huyện: 3 biên chế, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện: 3 biên chế, Hội Cựu chiến binh huyện: 3 biên chế. Cấp xã
có 120 người làm công tác Mặt trận và các tổ chức CT-XH.Định kỳ hàng năm huyện đưa đi bồi dưỡng tập huấn
thành phố, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ công tác vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ MTTQvà các tổ chức CT-XH ở cơ sở tại huyện. Tuy nhiên, hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức
CT-XH của huyện vẫn còn những hạn chế như việc triển
khai, cụ thể hóa chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU của Thành
uỷ ở một số nơi thực hiện còn chậm. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là trong đoàn
viên, hội viên đôi lúc chưa kịp thời.Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQvà các tổ chức CT-XH ở cơ sở có thực hiện,
nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.Một số chi, tổ hội chậm đổi mới, chưa tạo
được sức hấp dẫn để thu hút các tầng lớp nhân dân vào tổ chức đoàn, hội.Vai trò
nòng cốt của MTTQvà các tổ chức CT-XH có nơi thực hiện các
phong trào thiếu chiều sâu và thiếu tính bền vững. Việc phát hiện, nhân rộng những
mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả chưa nhiều. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt độngMặt Trận tổ quốcvà các tổ chức chính trị
- xã hội Để
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQvà các tổ chức CT-XH trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, thiết
nghĩ trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau: Một là,tiếp
tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng
về tổ chức và hoạt động của MTTQvà các tổ chức CT-XH,
nhất là Thông báo 160-TB/TW, ngày 15/01/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Kết luận 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
của MTTQ Việt Nam và các đoàn thểCT-XH”, Nghị
quyết 08-NQ/TU ngày 27/12/2021 của Thành ủy về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ
chức CT-XH thành phố”, Chương trình hành động số 21-CTr/HU ngày 30/6/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy
thực hiện
Nghị quyết 08-NQ/TU và Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày
09/7/2021 của Huyện ủy;
Quy định số 212-QĐ/TW ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên
trách của Ủy ban MTTQvà các tổ chức CT-XH cấp tỉnh, cấp huyện. Hai là,thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ MTTQ và các tổ chức CT-XH
các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Quan tâm chăm lo đời
sống vật chất tinh thần và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho cán
bộ, đoàn viên, hội viên nhằm động viên khích lệ cho cán bộ, đoàn viên, hội viên
an tâm công tác. Ba là, xây dựng, củng cố các tổ chức đoàn, hội vững
mạnh, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức CT-XH, các hội quần chúng theo hướng thực chất,
hiệu quả; duy trì đổi mới nội dung sinh hoạt của các chi, tổ hội. Đẩy mạnh
phong trào thi đua “Dân vận khéo” và các phong trào thi đua yêu nước trong các
tầng lớp nhân dân; phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, các chỉ tiêu kinh tế
- xã hội, quốc phòng an ninh trong những năm tiếp theo. Bốn là,coi trọng hoạt động định hướng dư luận xã hội qua việc sử dụng
các phương thức thông tin nhất định tác động vào các nhóm vấn đề mang tính thời
sự với mục đích là góp phần điều chỉnh hành vi, hướng tới làm thay đổi thái độ,
nhận thức và hành động của các hội viên, đoàn viên. Phân công cán bộ thường
xuyên phối hợp bám sát địa bàn quản lý làm cho không chỉ nắm bắt nhanh, chính
xác các ý kiến, đánh giá, phán xét, tâm trạng, thái độ của nhân dân, mà còn phải
có những tác động nhất định, xoá bỏ những dư luận xã hội tiêu cực, đặc biệt là
những tin đồn thất thiệt trên thực tế và không gian mạng xã hội, góp phần định
hướng, tạo những dư luận xã hội theo chiều thuận, đấu tranh chống các âm mưu
gây dư luận không thuận, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của
các thế lực thù địch. Năm là, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động,
sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân; cùng với
cấp ủy đảng, chính quyền chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân; phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện giám sát,
phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phát huy
đầy đủ vai trò nồng cốt chính trị của các tổ chức thành viên MTTQ và các tổ chức
CT-XH trong xây dựng khối đại đoàn đoàn kết
toàn dân tộc. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng thường
xuyên kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các nghị quyết, quy chế, quy định
của Đảng về công tác dân vận, công tác vận động quần chúng của MTTQ và các tổ
chức CT-XH. Kết luận: Với
những kết quả quan trọng đạt được trong thời gian qua và giải pháp được đề ra
trong thời gian tới, chúng ta tin tưởng rằng, MTTQvà
các tổ chức CT-XH trên địa bàn huyện sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội MTTQ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 – 2029 và Nghị quyết Đại hội các tổ chức
CT-XH đề ra, góp phần xây dựng Cờ Đỏ ngày càng giàu mạnh, văn minh. Tài liệu tham khảo: 1. Ban Bí thư (2019),
Quy định số 212-QĐ/TW ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Huyện ủy Cờ Đỏ (2024), Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiệnNghị quyết số 07-NQ/HU ngày
09/7/2021 của Huyện ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội huyện. 3. Huyện ủy Cờ Đỏ
(2021), Nghị
quyết số 07-NQ/HU ngày 09/7/2021 của Huyện ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện. 4. Thành ủy Cần Thơ (2021), Nghị quyết 08-NQ/TU ngày
27/12/2021 của Thành ủy về “tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố”. 5. Văn kiện Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện Cờ Ðỏ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024
– 2029. ThS.
Trịnh Hồng Công - Phó Trưởng khoa Xây dựng
Đảng [1]Sơ kết 03 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày
09/7/2021 của Huyện ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội huyện” |