Nghiên cứu khoa học - thực tế
Một số điểm mới trong công tác tổ chức, quản lý và phục vụ đào tạo trung cấp lý luận chính trị của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ hiện nay


Tóm tắt:Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là việc làm thường xuyên của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được Thành ủy và Trung ương giao. Trong thực hiện chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều hoạt động và giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tổ chức, quản lý và phục vụ các lớp đào tạo các lớp Trung cấp lý luận chính trị năm 2022 và những năm tiếp theo.

1. Đặt vấn đề

Trường Chính trị thành phố Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành ủy Cần Thơ, đảm nhận chức năng và nhiệm vụ do Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ giao.Trong những năm qua, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã n lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng trong đó có đào tạo các lớp theo chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính;kết quả đào tạo, bồi dưỡng được Thành ủy và các các cấp ngành, địa phương tin tưởng và đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện nay với yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng nâng cao, trong đó có nhiệm vụ đào tạo Trung cấp lý luận chính trịtheo chương trình mới, đòi hỏi Trường Chính trị thành phố Cần Thơ phải có sự điều chỉnh,đổi mới hoạt động quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Nội dung

2.1. Yêu cầu phải đổi mới công tác tổ chức, quản lý và phục vụ hoạt động đào tạo các lớp trung cấp lý luận chính trị

Thứ nhất, về công tác tổ chức lớp và giảng dạy. Thực hiện Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo Quyết định số 292-QĐ/HVCTQG ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thay thế cho Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21 tháng 4 năm 2014Quyết định số 8008/QĐ-HVCTQG ngày 24 tháng 12 năm 2018 (điều chỉnh chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính) nên việc sắp xếp tổ chức lớp học, phân công theo dõi quản lý phần học của các khoa và phân công giảng viên tham gia giảng dạy các chuyên đề trong chương trình cũng có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của chương trình mới và tình hình thực tế của Trường.

            Thứ hai, về công tác quản lý đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Cùng với việc ban hành chương trình trung cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã ban hành Quy chế quản lý đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21 tháng 12 năm 2021(thay thế cho Quy chế đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02 tháng 5 năm 2019); trong đó, nhiều nội dung đã có sự thay đổi, điều chỉnh so với quy chế trước đây nên việc cập nhật, xây dựng các văn bản tổ chức thực hiện và các quy trình quản lý cũng cần có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với quy chế đào tạo.

            Thứ ba, về công tác phục vụ đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Đây không chỉ là nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện quy chế mới do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành mà còn là việc làm thường xuyên của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ nhằm tạo môi trường làm việc, học tập hiệu quả, phấn khởi, tạo sự thoải mái, đoàn kết cho tất cả mọi thành viên khi tham gia vào hoạt động giảng dạy, quản lý, học tập tại Trường, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, thân thiện, hội nhập và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn chung về văn hóa trường Đảng (theo Quyết định số 5029/QĐ-HVCTQG ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).

            Thứ tư,nhằm đảm bảo thực hiện quy định về xây dựng trường chính trị chuẩn. Thực hiện Quy đinh số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị chuẩn, để được công nhận trường chính trị đạt chuẩn, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ phải đảm đảo hoàn thành rất nhiều tiêu chí theo quy định trong đó có các tiêu chí về đào tạo trung cấp lý luận chính trị được quy định cụ thể tại Điều 14 của Quy định như: tỷ lệ lớp tập trung và lớp hệ không tập trung, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, công tác đánh giá chất lượng đào tạo. Đây là một yêu cầu bắt buộc và cấp thiết hiện nay, đòi hỏi Trường Chính trị cần có sự n lực, nhanh chóng thay đổi, điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.

2.2. Những kết quả đạt được:

Thứ nhất, về hoạt động tổ chức lớp và kết quảhọc tập của học viên. Kết quả tổ chức lớp các lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị nói chung (bao gồm các lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính) trong những năm qua của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ luôn đạt mức ổn định về số lượng lớp, học viên và cơ cấu tỷ lệ giữa lớp hệ tập trung và hệ không tập trung. Cụ thể: Năm 2020, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã tổ chức khai giảng 08 lớp đào tạo theo chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính (03 lớp hệ tập trung và 05 lớp hệ không tập trung) với tổng số 492 học viên. Năm 2021, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện giãn cách xã hội và trụ sở Trường được trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến nhưng Trường Chính trị thành phố Cần Thơ vẫn nỗ lực tổ chức khai giảng 08 lớp đào tạo theo chương trình trung cấp lý luận chính trị mới (03 lớp hệ tập trung và 05 lớp hệ không tập trung) với tổng số 469 học viên hoàn thành 100% chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Năm 2022, Nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức 09 lớp đào tạo theo chương trình trung cấp lý luận chính trị (04 lớp hệ tập trung và 05 lớp hệ không tập trung) với tổng số dự kiến trên 500 học viên. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp hàng năm đạt điểm học tập khá, giỏi bình quân trên 80%, trong đó tỷ lệ giỏi chiếm trên 20%. Học viên hầu hết đều chấp hành tốt quy chế đào tạo, sinh hoạt do Nhà trường triển khai, không có trường hợp học viên vi phạm quy chế đến mức bị xem xét kỷ luật trong thời gian tham gia học tập.

Thứ hai, v sắp xếp tổchức bộ máy, biên chế và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường. Tính đến tháng 09/2022, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ với cơ cấu tổ chức bộ máy gồm Ban Giám hiệu, 03 khoa và 02 phòng chuyên môn với số lượng 40 biên chế chính thức, trong đó có 29 giảng viên; về trình độ chuyên môn của giảng viên đang tham gia giảng dạy có: 02 tiến sĩ, 24 thạc sĩ, 03 cử nhân (hiện có 05 giảng viên đang là nghiên cứu sinh và 03 đang học thạc sĩ).Việc sắp xếp tổ chức bộ máy khoa, phòng, điều động viên chức được thực hiện theo kế hoạch, phù hợp với năng lực, chuyên môn của viên chức, đáp đáp yêu cầu nhiệm vụ.

Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên, bên cạnh việc cử giảng viên tham gia các lớp đào tạo theo chuyên ngành nâng cao (cao học, nghiên cứu sinh) được thực hiện theo kế hoạch đã đăng ký với Thành ủy Cần Thơ hàng năm. Trường cũng thường xuyên cử nhiều lượt viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng theo ngạch giảng viên và nghiệp vụquản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý và phục vụ như: Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực, Bồi dưỡng kiến thức kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch viên chức, Bồi dưỡng chức danh lãnh đạo quản lý, Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đào tạo và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn khác theo quy định chung của Luật Viên chức. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, thao giảng dự giờ cũng rất được chú trọng, quan tâm chặt chẽ, các hoạt động được tổ chức ngày càng chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cho đội ngũ giảng viên và học tập của học viên. Chất lượng giảng dạy từng bước được nâng lên thông qua hoạt động thao giảng và đạt thành tích cao trong việc cử giảng viên tham dự Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức năm 2021 (cử 02 giảng viên dự thi: 01 đạt giỏi, 01 đạt xuất sắc).

Có thể khẳng định, với việc quan tâm, sắp xếp tổ chức bộ máy, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý và tập trung phát triển nguồn nhân lực của Trường một cách hợp lý và hiệu quả của Ban Giám hiệu trong thời gian qua đã góp nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói chung và đào tạo trung cấp lý lý luận chính trị nói riêng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thứ ba, về cơ sở vật chất, công tác quản lý và phục vụcác lớp của Trường.Trong điều kiện vẫn còn rất nhiều khó khăn vềlực lượng giảng viên, trang thiết bị phục giảng dạy và học tập, điều kiện ăn ở và sinh hoạt của học viên lớp tập trung, nhà xe... đã gây khó khăn không nhỏ đến công tác sắp xếp và triển khai hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, cùng với sự lãnh đạo sâu sát của Ban Giám hiệu trường, sự hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành liên quan và sự chủ động, tích cực của đội ngũ viên chức đã giúp cho mọi hoạt động đào tạo được diễn ra thuận lợi, theo đúng kế hoạch. Công tác sắp xếp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ lớp học luôn được Ban Giám hiệu  quan tâm, thông qua hoạt động xây dựng, sửa chữa, mua sắm và nguồn cho tặng từ học viên các lớp sau khi tốt nghiệp đã góp phần hoàn thiện về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ lớp học, hiện 18/18 phòng học đã được trang bị đầy đủ tivi, màn hình chiếu và các trang thiết bị phục vụ lớp học,16/18 phòng học đã được trang bị máy điều hòa góp phần triển khai tổ chức tốt lớp học. Để thực hiện tốt công tác quản lý lớp học, bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý của Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, giáo viên chủ nhiệm, giảng viên và các phòng, khoa chuyên môn, nhà trường còn trang bị hệ thống Camera giám sát lớp học để Ban Giám hiệu và viên chức quản lý được phân công theo dõi, giám sát kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót trong việc giảng dạy và học tập

Thứ tư, về công tác lãnh đạo, quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo các lớp Trung cấp lý luận chính trị. Trong thời gian qua, Ban Giám hiệu trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát các khoa, phòng chuyên môn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được phân công góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các lớp Trung cấp lý luận chính trị, từ khâu xây dựng kế hoạch đến triển khai kế hoạch tổ chức lớp học và đánh giá kết quả tốt nghiệp. Trong đó, đặc biệt chú trọng quản lý các khâu trong quá trình giảng dạy và học tập như: sắp xếp phân công bài giảng phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên, chế độ làm việc của giảng viên,  quản lý chặt chẽ lớp học và học viên theo quy chế đào tạo, xây dựng các quy trình quản lý phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ban hành các văn bản quản lý kịp thời đúng quy định, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của viên chức, giảng viên và học viên, đảm bảo sự đồng bộ trong việc triển khai thực hiện các hoạt động chung của nhà trường. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý của Trường luôn gương mẫu trong việc chấp hành các quy định, quy chế, tạo sự đồng thuận và đoàn kết trong đơn vị phụ trách nên kết quả hàng năm đều đạt yêu cầu kế hoạch đề ra trong đó có kế hoạch tổ chức các lớp Trung cấp lý luận chính trị.

Trường Chính trị thành phố Cần Thơ cũng đã triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo năm 2022 theo Quyết định số 8678-QĐ/HVCTQG ngày 08 tháng 4 năm 2022 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đối với học viên các lớp Trung cấp lý luận chính trị tập trung đã học xong chương trình và đội ngũ giảng viên, làm cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo của trường và báo cáo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh theo quy định.

2.3. Một số hạn chế và giải pháp:

* Hạn chế:

Thứ nhất, về triển khai thực hiện các chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Mặc dù, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã triển khai việc chuẩn bịthực hiện chương trình Trung cấp lý luận chính trị từ khi chương trình mới được ban hành. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh covid-19 nên đã ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo Trung cấp lý luận chính trị năm 2021 bị dồn vào tháng 12/2021 mới khai giảng được và công tác xây dựng kế hoạch đào tạo Trung cấp lý luận chính trị năm 2022 cũng được phê duyệt chậm hơn so với các năm trước (Kế hoạch số 96-KH/TU ngày 15 tháng 4 năm 2022 của Thành ủy Cần Thơ về đào tạo trung cấp lý luận chính trị năm 2022). Về đội ngũ giảng viên của trường cũng còn hạn chế về mặt số lượng so với yêu cầu thực tế, việc thay đổi lịch giảng dạy cũng thường diễn ra do giảng viên chính bận tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động chuyên môn khác mà chưa có giảng viên dự bị thay thế kịp thời; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng của trường cũng chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định.

Thứ hai, về điều kiện cơ sở vật chất. Bên cạnh những hạn chế do ảnh hưởng bởi yếu tố dịch bệnh covid-19 tác động, đến nay Trường Chính trị thành phố Cần Thơ cũng gặp những khó khăn như thiếu phòng nghỉ cho học viên các lớp, hạ tầng xuống cấp, một số điều kiện về cơ sở vật chất khác chưa đáp ứng tốt yêu cầu học tập, sinh hoạt của học viên như: thư viện, nhà để xe, khu tập luyện thể thao, sinh hoạt tập thể... đã có ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến chất lượng đào tạo nói chung của trường.

Thứ ba, về công tác quản lý đào tạo, quản lý học viên. Thực hiện Quy chế đào tạo theo Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (thay thếQuyết định số 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Trường Chính trị thành phố Cần Thơ đã thực hiện việc triển khai nhanh chóng và đầy đủ đến tất cả đội ngũ viên chức của Trường và học viên các lớp để đảm bảo thực hiện thống nhất và hiệu quả. Tuy nhiên, do giai đoạn đầu áp dụng nên một số khâu trong thực hiện vẫn còn có sự lúng túng, chậm so với yêu cầu như việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền của Trường, xây dựng các quy trình quản lý phù hợp với quy định mới, hoạt động phối hợp trong tổ chức triển khai thực hiện đôi lúc chưa đồng bộ, rõ ràng.

Thứ tư, về nâng cao chất lượng giảng dạy và công tác tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo. Do chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị hiện hành có nhiều nội dung đổi mới như thời lượng nội dung từng bài giảng tăng, không có giờ thảo luận riêng, kết cấu phần học có sự sắp xếp lại và có nhiều nội dung tự chọn trong chương trình nên cũng có một số khó khăn, hạn chế trong việc sắp xếp tổ chức chương trình và áp dụng phương pháp giảng dạy, cần có thời gian để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo trung cấp lý luận chính trị. Đây là nội dung mới được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quy định một cách cụ thể và đầy đủ, là cơ sở để giúp cho công tác đánh giá chất lượng đào tạo đạt hiệu quả cao, nhất là đánh giá hiệu quả sau đào tạo, giúp cho các Trường Chính trịđánh giá chính xác hiệu quả đào tạo đề từ đó đề ra các giải pháp đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, do bước đầu thực hiện nên việc triển khai nội dung đánh giá cũng chưa được đầy đủ, phương pháp thực hiện chưa đa dạng cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trong thời gian tới.

* Một số giải pháp:

Để góp phần thực hiện tốt công tác tổ chức, quản lý và phục vụ các lớp đào tạo theo chương trình Trung cấp lý luận chính trị trong thời gian tới, Trường Chính trị cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện một số giải phải cơ bản như sau:

Một là, tiếp tục thực hiện việc triển khai, quán triệt đầy đủ và thường xuyên các văn bản, quy định của cơ quan cấp trên liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói chung trong đó có đào tạo Trung cấp lý luận chính trị để tất cả các khoa, phòng, viên chức, học viên hiểu rõ và thực hiện theo đúng quy định.

Hai là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt hoạt động giảng dạy và học tập; tạo môi trường học tập xanh, sạch, đẹp và hiệu quả.

Ba là, chủ động và tích cực hơn trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo, kịp thời ban hành các văn bản quản lý, hướng dẫn liên quan đến hoạt động đào tạo thuộc phạm vi của Trường, xây dựng các quy trình quản lý đào tạo phù hợp với quy định hiện hành.

Bốn là, lãnh đạo trường cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động quản lý đào tạo và giảng dạy; thực hiện công công tác kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót của các bộ phận chuyên môn của Trường, giảng viên và học viên.

Năm là, tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo, quản lý học viên, hoạt động tài chính... giúp cho công tác tổ chức hoạt động đào tạo của trường diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

3. Kết luận

            Nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói chung, trong đó đào tạo chương trình trung cấp lý luận chính trị, đây là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ; do đó cần có sự quan tâm, chỉ đạo và đề ra các giải pháp hiệu quả, kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong thời gian tiếp theo, Trường Chính trị thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai thực tốt các quy định về đào tạo, bồi dưỡng và các nhiệm vụ quan trọng khác để góp phần phát huy vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Cần Thơ và sớm hoàn thành các tiêu chí về trường chính trị chuẩn theo kế hoạch.

 

Tài liệu tham khảo

1. Quy đinh số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị chuẩn.

2. Quyết định số292-QĐ/HVCTQG ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc ban hành chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị).

3. Quyết định số6468-QĐ/HVCTQG ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quy chế đào tạo Trung cấp lý luận chính trị.

4. Quyết định số 5029/QĐ-HVCTQG ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

5. Quyết định số 8678-QĐ/HVCTQG ngày 08 tháng 4 năm 2022 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quy định đánh giá chất lượng đào tạo Trung cấp lý luận chính trị của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6. Quy định số 14-QĐi/TU ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ.

7. Văn kiện Hội nghị viên chức, người lao động của Trường Chính trị thành phố Cần Thơ năm 2020, 2021.