Một số kết quả nổi bật sau 05 năm triển khai Đề án bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016 - 2020

Qua 05 năm triển khai thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ tại thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016 - 2020”, thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Các nghệ nhân trình diễn các tiết mục Đờn ca tài tử. Ảnh: Thanh Phú

Từ năm 2016 – 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đã phát hành 9.500 tờ bướm, tờ rơi, 250 tờ gấp, hơn 3.000 sổ tay tuyên truyền, video clip trình chiếu về hình ảnh các di sản văn hóa của thành phố Cần Thơ và tuyên truyền công tác bảo vệ, phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ; thực hiện 3.500 tờ gấp giới thiệu “Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền (1876 - 1953)”. Tổ chức 138 đợt trưng bày, triển lãm, trong đó có các loại sách tư liệu, bài bản, hình ảnh, nhạc cụ về Đờn ca tài tử gắn với sự kiện văn hóa, du lịch tại địa phương và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Xuất bản 1000 quyển sách “Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền (1876 - 1953) - Hậu tổ nghệ thuật cải lương”. Xuất bản 500 bản ấn phẩm Đờn ca tài tử, Vọng cổ “Khát vọng đất chín rồng” - Tác giả Minh Thơ, với nội dung hơn 50 tác phẩm của 20 bài bản Tổ nghệ thuật Đờn ca tài tử và các bài vọng cổ nhịp đôi đến nhịp 32, vọng cổ 4 câu - nhịp 32.
Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng đội ngủ nghệ nhân. Đến nay, toàn thành phố Cần Thơ có 263 câu lạc bộ Đờn ca tài tử, với 2.223 nghệ nhân tham gia (gồm 272 nghệ nhân đờn, 1.951 nghệ nhân ca), trong đó có 498 nghệ nhân ca được 20 bài bản Tổ, tăng 93 câu lạc bộ, tăng 1119 nghệ nhân so với thời điểm trước khi triển khai Đề án.
Đặc biệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ thực hiện quảng bá nghệ thuật Đơn ca tài tử - Chương trình “Tài tử miền sông nước” vào lúc 16 giờ 50 phút thứ bảy hàng tuần trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình TP. Cần Thơ. Đây là hoạt động giới thiệu, quảng bá, nghệ thuật ĐCTT bằng hình thức mới, tuy vừa được tổ chức từ năm 2019 đến nay nhưng hoạt động được các nghệ sĩ, nghệ nhân, giới mộ điệu đánh giá cao bởi chương trình đem Đờn ca tài tử đến gần hơn với công chúng, mọi tầng lớp, độ tuổi, giới tính đều có thể đón xem, thưởng thức, tìm hiểu thông qua kênh truyền hình; đồng thời đây cũng là mô hình hay được các tỉnh, thành phố bạn nghiên cứu, học tập. Đồng thời, duy trì và nâng cao chất lượng chương trình nghệ thuật định kỳ tại Trung tâm Văn hóa và Nhà hát Tây Đô nhằm phục vụ đông đảo nhân dân yêu mến nghệ thuật Đơn ca tài tử Nam Bộ.
Ngoài ra, những công tác như: Đào tạo, nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực kế thừa; Mở các lớp tập huấn trao truyền nghề; Đẩy mạnh xã hội hóa, đưa hoạt động Đờn ca tài tử trở thành một ngành cung ứng dịch vụ; Tăng cường công tác kiểm kê, sưu tầm tài liệu, hiện vật ở các địa phương; Sáng tác bản đờn mới, viết lời ca mới; Nghiên cứu khoa học, biên soạn, in ấn phẩm, thực hiện phim về Đờn ca tài tử được quan tâm thực hiện nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử của thành phố Cần Thơ nói riêng của vùng Nam Bộ nói chung.
Tin: Hoàng Hảo (QLVH)
Các bài viết khác:
Hội nghị Tổng kết Đảng bộ Sở VHTTDL năm 2021   (14/01/2022)
Hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2021   (08/01/2022)
Thành phố Cần Thơ tổ chức Chương trình nghệ thuật chào năm mới 2022   (01/01/2022)
Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến về thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế ban đêm thành phố Cần Thơ   (29/12/2021)
Thành phố Cần Thơ đưa Đường đèn nghệ thuật vào hoạt động   (29/12/2021)
<<  <  1  2  3  4  5  ...    >>