PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH, TRẺ EM

Để tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em; các địa phương tham mưu triển khai quyết liệt, có hiệu quả Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020.
Tăng cường tổ chức cho trẻ em học bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước. (Ảnh Internet).

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần rà soát cơ sở vật chất, điều kiện rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em, đặc biệt về điều kiện hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với điều kiện của địa phương. Chỉ đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã tiến hành rà soát các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo và có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời bảo đảm an toàn cho học sinh, trẻ em trong dịp hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi.
    Chỉ thị lưu ý đối với các cơ sở giáo dục, chỉ đạo các trường phổ thông rà soát nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó các trường hợp tai nạn, gây thương tích (như cháy nổ, hỏa hoạn, bão, lũ...).
Đối với các cơ quan, đoàn thể có sự phối hợp với gia đình, trường học nhằm tăng cường việc quản lý, tổ chức hoạt động hè cho học sinh, trẻ em bảo đảm an toàn khi tham gia sinh hoạt hè và ở gia đình.
Thời gian qua, hầu hết các địa phương trên cả nước đều triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước. Tuy nhiên, thực tế do tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, sự cố bất ngờ thường xảy ra. Từ đó việc xảy ra các vụ tai nạn đuối nước nghiêm trọng đối với học sinh và trẻ em, tạo sự lo lắng, bất an cho gia đình và xã hội. Nhất là mùa hè nắng, nóng, các em thường rủ nhau đi tắm, đi bới… Vì vậy, phụ huynh nên tập bơi cho con em mình, hoặc đưa chúng đến những điểm dạy bơi, hồ bơi giải trí trong thành phố để các em tập và học bơi. Ngoài ra, không ít trường hợp các cháu đã biết bơi, nhưng do tính chủ quan và chưa có khả năng lường trước tình huống xấu, nên các em vẫn bị đuối nước. Gia đình phối hợp nhà trường để hướng dẫn, giáo dục cho trẻ em được bảo vệ tốt nhất, dạy cho chúng kỹ năng sống cơ bản, nhằm tự bảo vệ cho chính mình.
Trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi… Việc tăng cường công tác triển khai, truyên truyền; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường với các cơ sở giáo dục để xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh và trẻ em là cần thiết, nhằm hạn chế tốt nhất tình trạng đuối nước và thương tích cho trẻ em./.
Ngọc Diện
Các bài viết khác:
Kỳ thi thăng cấp đai Võ cổ truyền TP. Cần Thơ mở rộng lần thứ I năm 2018   (01/06/2018)
Đại hội Hội Thể dục dưỡng sinh thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2017 - 2022   (01/06/2018)
Trường Trung cấp TDTT TP. Cần Thơ Khai giảng các lớp Đại học liên thông chuyên ngành Giáo dục Thể chất hệ VLVH, khóa 6 năm 2017   (29/07/2017)
Lớp tập huấn Bóng đá cộng đồng năm 2016 tại Cần Thơ   (05/12/2016)
NINH KIỀU – BẾ MẠC TRAO GIẢI BÓNG ĐÁ HỌC SINH HÈ NĂM 2016   (25/07/2016)
<<  <  1  2    >>