Lấy ý kiến góp ý thiết kế hoa văn công trình
Đền thờ các Vua Hùng tại thành phố Cần Thơ
Công trình Đền Thờ các Vua Hùng tại thành phố Cần Thơ được xây dựng tại Khu hành chính tập trung và Trung tâm thể dục thể thao quận Bình Thủy, đường Võ Văn Kiệt với diện tích 04 ha, thuộc khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy. Hiện tại, công trình đang triển khai thi công phần móng cọc, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021.
Sở
VHTTDL xin gửi hồ sơ thiết kế hoa văn công trình Đền thờ các Vua Hùng tại thành
phố Cần Thơ để xin ý kiến đóng góp cho phương án được chọn với một số nội dung
chính của dự án như sau: -
Tên dự án: Đền Thờ các Vua Hùng. -
Địa điểm xây dựng: Tại khuôn viên quy hoạch Khu hành chính và
Trung tâm Thể dục thể thao quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. -
Tổng mức đầu tư: 129 tỷ đồng. -
Về nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình: Từ nguồn kinh phí vận động xã hội hóa, do Công
ty cổ phần đầu tư Văn Phú Invest tài trợ. -
Diện tích xây dựng công trình: Đền thờ các Vua Hùng được quy hoạch trên
diện tích khoảng 04 ha (ngang 395 m, sâu 121m), giáp với tuyến đường Võ Văn
Kiệt.
-
Phương án thiết kế hoa văn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp
với đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện thiết kế chi tiết các hoa văn của công
trình Đền thờ các Vua Hùng tại thành phố Cần Thơ, bao gồm có 04 phần chính: Hoa
văn 54 trụ đá, trước đây thiết kế là hình ảnh 54 dân tộc (chọn 1 trong 4 mẫu);
Hoa văn thành dốc Đền Thờ; Hoa văn thân Đền Thờ (cánh Đền); Hoa văn nội thất
Đền Thờ. (đính kèm thiết kế
hoa văn công trình Đền thờ các Vua Hùng) -
Nguồn thu thập dữ liệu thiết kế: Sách “hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đên nữa
đầu thời kỳ phong kiến” của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật xuất
bản. Tác giả PGS. Nguyễn Du Chi. 1/
Hoa văn 54 trụ đá: Ý tưởng thiết kế xung quanh đền chính gồm có 54 Trụ, được trang trí từ 04
mẫu hoa văn có nội dung dựa trên mặt Trống Đồng, một số được cách điệu cho phù
hợp với ý nghĩa hiện đại. Chia làm 4 khu vực đối xứng. a/ Mẫu 1:
Chia làm 4 đoạn Đoạn 1:
Cách điệu cánh Sen vốn cổ Đoạn 2:
Giã gạo chày đôi, trang trí thời cổ trên trống Đồng. Đoạn 3:
Trang trí sắp xếp theo mẫu, những họa tiết trống Đồng như ( hình Tròn, Vuông,
Bốn góc là Hươu Sao, xen kẻ những chim mỏ ngắn đang ngậm cá thời văn hóa Đông
Sơn. Đoạn 4:
Những tia mặt Trời trên mặt trống Đồng, trang trí làm thân đế Trụ. b/ Mẫu 2:
Trụ đứng chia làm bốn đoạn trang trí Đoạn 1:
Hình chỉ trơn, chấm tròn nhỏ, hình tròn tiếp tuyến, hình chữ S gãy khúc tạo
thành đường viền xung quanh trụ đứng. Đoạn2: Cùng chỉ trơn cặp những chấm tròn nhỏ tạo
đường viền chạy xuyên suốt. Đoạn 3:
Họa tiết gạch vuông lót nền nhà Lý có bốn góc hoa lá và tấm nhỏ nối tiếp là
hình võ sĩ cầm vũ khí. Đoạn 4:
Những tia mặt trời làm chân Trụ, lấy từ mẫu Trống Đồng Đông Sơn có niên đại
2.500 năm. Những vòng tròn nối tiếp nhau chạy suốt. c/ Mẫu 3: Lấy mẫu từ hoa Sen, một quá trình dài hoa
Sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông, tượng
trưng cho vẻ đẹp thuần khiết, thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Trên cột
đứng 3,6 mét. Trên mặt nước được chia làm 4 đoạn. Đoạn 1:
Cánh hoa Sen được cách điệu đơn giản đưa vào quanh cột làm 18 cánh, trần có
gạch thẳng tượng trưng cho nhụy vàng được đỡ bởi chỉ trơn và vòng tròn tiếp
tuyến, kết thúc bằng những tia mặt trời. Đoạn 2:
Trang trí hình vuông bằng hoa Sen cách điệu từ vốnm cổ (2 mảng lớn và nhỏ) bao
quanh hết trụ xen lẫn với đám mây tinh khiết cùng Sen. Đoạn 3:
Gồm chỉ và tia mặt trời nối tiếp nhau. Đoạn
4: Lặp lại hoa Sen cách điệu giữa là
vòng tròn tiếp cặp Hươu Sao, ngưỡng đầu theo nhịp điệu cổ xưa của trống Đồng. d/ Mẫu 4:
Chia làm 4 đoạn chính, trang trí có phần cách điệu từ hoa Sen, tượng trưng cho
sự thanh cao và bất khuất của người quân tử. Hoa Sen trở thành hình tượng đẹp
mang đầy đủ vẽ thẩm mỹ đỉnh cao của dân tộc. Đoạn 1:
Hoa Sen được chia thành 18 cánh, tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng Đoạn 2:
Vẫn lấy hoa văn đỉnh cao của thời nhà Lý, là gạch vuông có hoa văn bốn góc. Đoạn 3:
Mô tiếp tia Mặt Trời đối xứng qua vòng tròn tiếp tuyến và có hai viền chỉ trơn. Đoạn 4:
Hình tượng cho sự hưng thịnh là hình cảnh của cặp Hươu Sao. 2/ Hoa văn thành dốc Đền Thờ: Ý tưởng thiết kế đế nền được
tạo một triền dốc thoai thoải, cho nên đế nền là hiệu quả của sự tiếp cận đầu
tiên cho ta cảm giác được tính bền vững của khối hình kiến trúc mang đậm nét du
lịch và tâm linh. Một không gian thiêng liêng của khu thờ các Vua Hùng. Với sự
chắc lọc của họa tiết trống Đồng cho ta một khái niệm giữa không gian “Tĩnh và
Động” hòa quyện cùng “Xưa và Nay”, toát ra một sắc thái thiêng liêng của đền
thờ các Vua Hùng mà mọi người dân Việt luôn tôn kính. 3/ Hoa văn thân Đền Thờ (cánh Đền): Ý tưởng thiết kế khối hình kiến trúc được chia ra làm ba
cánh ( cánh nhỏ - trung – lớn) tổng 18 cánh tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng, bố
trí xung quanh đền tạo thành dáng vấp nguyên bản của chiếc trống Đồng, là sản
phẩm đẹp nhất của nền văn minh lúa nước. Cách điệu không mất tính chất chính là khối hình kiến
trúc mà trí tuệ thời đại mang lại cho công trình.Tính thẩm mỹ qua hai mẫu phù
điêu. a/ Mẫu 1:
là mô típ mang một phong cách hài hòa , chắc chắn. Phần nổi và khoảng trống
được cân bằng cho cảm giác đồng bộ nhịp nhàng. b/ Mẫu 2:
Luôn tạo cho hình trang trí có tính nghệ thuật cao, trên các mảng phù điêu to,
dày, bề thế, trên mặt phẳng lại được xử lý bằng họa tiết nhỏ đều làm nền (ma
che), chính công việc này đòi hỏi khả năng thực hiện nhiều công phu hơn. Mô típ
nền là tập trung một ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình hòa quyện cùng không gian
thực của kiến trúc tạo ra hiệu ứng nổi gây áp đảo, hoành tráng thêm cho công
trình. 4/ Hoa văn nội thất Đền
Thờ. Ý tưởng thiết kế bên trong khu đền chính, tạo ra một không gian thẩm mỹ
riêng vì yêu cầu tính nghệ thuật và chất liệu thật như: Đá hoặc Đồng, nên công
việc bố trí trên mặt phẳng cũng được tính toán kỹ lưỡng. Các vách thờ bên trong là thế cong lõm và chia cắt ra nhiều mặt nhưng bảo
đảm tính mỹ thuật cao, đường ghép vẫn còn nguyên, khi ghép tạo thành hình dáng
tự nhiên, cho nên phát thảo phải được
nghệ nhân tinh chỉnh và luôn bám sát mọi công đoạn. Ở đây được xử lý các mẫu tạo hình trang trí truyền thống
mang ngôn ngữ cách điệu hóa. Hình khối được bám sát với những giá trị văn hóa
chung của nền văn hóa “Đông Sơn”, lấy
họa tiết trên mặt trống đồng là nét chủ đạo. Bố cục trang trí gian
thờ a/ Bức chính: Bố cục Vua Hùng ngồi
giữa, hai bên có các quan (Lạc Hầu, Lạc Tướng) và các quan khác, lấy điểm chính
là đường chân trời vị trí trung bình để không tạo ra vẽ khác thường lắm, tầm
mắt chung của một người khi xem và cúng bái rất đổi linh thiêng. Phía sau là bầu trời, vần mây chạy ngang đỉnh núi cao,
hiểm trở luôn tạo khối hình xa gần bằng tính ước lệ, nhưng nét khắc được dung
hòa giữ xưa và nay (không hiện đại quá mất vẻ tôn nghiêm). b/ Bên trái: (nhìn vào) Có nội dung mang truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ có
100 người con trai (Âu Cơ cùng 50 người con lên Núi, Lạc Long Quân cùng 50
người con xuống Biển, suy phục lẫn nhau cùng tôn con trưởng lên làm Vua hiệu là
HÙNG VƯƠNG). c/ Bên phải: Gồm hai nội dung, được
chia theo hai bên (Vua Hùng dứng giữa): Một bên thể hiện truyền
thuyết Vua Hùng Thứ 7 tên Lang Liêu đang dâng cúng lễ vật do vua cha báo nộp,
để dâng tổ tiên làm tròn hiếu đạo Truyền thuyết “Bánh Chưng Bánh Giầy”, được
thể hiện bằng tính nghệ thuật và chất liệu như trên; Một bên là truyền thuyết “ Quả Dưa Hấu”, Mai An Tiêm con
nuôi của Vua Hùng Thứ 17. Sau khi nhận được ý kiến đóng góp, Sở
VHTTDL sẽ nghiên cứu tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ thiết
kế hoa văn cho phù hợp, trước khi triển khai thực
hiện. - Thời
gian góp ý: Từ nay đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020; - Thông
tin góp ý gửi về: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ (số 01 đường Ngô Văn
Sở, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) hoặc gửi qua địa chỉ
Email: hmphuc@cantho.gov.vn. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp. (Tải Phương án thiết kế hoa văn qua link: https://drive.google.com/file/d/1v7yL-cy0TbNRsy8yn_Egu9AfXTr-YYv_/view?usp=sharing) |