1. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải: Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải cấp cơ sở phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường (theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP), đồng thời, công khai và gửi Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải (theo mẫu tại Phụ lục II đính kèm Quyết định số 146/QĐ-TTg) tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư và chuẩn bị lực lượng phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố. Định kỳ tổ chức tập huấn, huấn luyện và diễn tập ứng phó sự cố chất thải và đầu tư trang thiết bị bảo đảm sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải.
2. Đồng thời, nhằm kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế các tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các chủ dự án, cơ sở thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn.
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường (thông qua Chi cục Bảo vệ môi trường, địa chỉ: Số 45 Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, số điện thoại: 02923.764.406) để được hướng dẫn.
Sở Tài nguyên và Môi trường gửi đến chủ dự án đầu tư, cơ sở để biết và thực hiện.
Chi tiết tại tập tin đính kèm.
Nguồn: 2428/STNMT-CCBVMT
Lê Minh
(Trung tâm CNTT TNMT)