Nhận định diễn biến tài nguyên nước nửa đầu tháng 6 năm 2025
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các tổ chức quốc tế, dự báo tổng lượng mưa trong tháng 6/2025 trên lưu vực sông Mê Công ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN, chênh lệch so với TBNN khoảng từ -5% đến 15% tùy theo từng tiểu lưu vực. Các hồ trên sông Lan Thương đang trữ ở mức khoảng 50% tổng dung tích hữu ích; các hồ ở Hạ lưu vực sông Mê Công cũng đang trữ nước ở mức khoảng từ 25 đến 35% dung tích hữu ích và có khả năng tiếp tục duy trì phát điện như hiện nay. Dự báo tổng lượng dòng chảy qua trạm Kra-chê trong nửa đầu tháng 6/2025 biến động trong khoảng từ 12 tỷ m3 đến 16 tỷ m3. Dung tích Biển Hồ cuối tháng 5 là 1,1 tỷ m3, đang trong thời kỳ ở mức thấp nhất trong năm, dự báo sẽ bắt đầu có dòng chảy ngược từ sông Mê Công vào Biển Hồ trong nửa đầu tháng 6. Diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long trong nửa đầu tháng 6/2025 được nhận định như sau:

Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu trong nửa đầu tháng 6/2025 biến động theo dao động của thủy triều triều trong khoảng từ 1,2 m đến 1,7 m. Lưu lượng trung bình ngày qua trạm Tân Châu trong nửa đầu tháng 6/2025 sẽ biến động trong khoảng 7.700 m3/s đến 9.800 m3/s, cao hơn so với TBNN từ 19% đến 27% và cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 từ 35% đến 47%, trong trường hợp mưa có thể cao hơn. Tổng lượng dòng chảy qua trạm Tân Châu nửa đầu tháng 6/2025 sẽ biến động trong khoảng 10,1 m3 đến 11,6 tỷ m3, cao hơn so với TBNN từ 12% đến 28% và cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 từ 35% đến 50%.

Mực nước lớn nhất ngày tại trạm Châu Đốc nửa đầu tháng 6/2025 sẽ biến động trong khoảng từ 1,5 m đến 1,8 m. Lưu lượng trung bình ngày qua trạm Châu Đốc nửa đầu tháng 6/2025 sẽ biến động trong khoảng 1.000 m3/s đến 1.600 m3/s, cao hơn so với TBNN từ 16% đến 30% và cao hơn năm 2024 từ 30 đến 50% trong trường hợp có thể cao hơn. Tổng lượng dòng chảy nửa đầu tháng 6/2025 qua trạm Châu Đốc được nhận định sẽ ở mức từ 1,5 tỷ m3 đến 1,9 tỷ m3, ở mức cao hơn so với TBNN từ 17% đến 34% và cao hơn cùng kỳ năm 2024 khoảng từ 38% đến 55%, trong trường hợp có mưa lớn có thể cao hơn

Để chủ động sản xuất, các địa phương vẫn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo thời tiết, phòng tránh các trường hợp mưa lớn, triều cường dâng cao làm tràn bờ bao cục bộ.

Tập tin đính kèm:

Hồng Hải


Các tin khác:
Ban hành Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí khậu cấp quốc gia  (08/02/2022)
Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020  (21/01/2022)
Giải pháp ứng phó xâm nhập mặn, khô hạn  (18/01/2022)
Hội thảo giới thiệu Kịch bản biến đổi khí hậu và Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia  (17/01/2022)
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu  (24/12/2021)