Trồng Trọt
|
|||||||||||
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sapo
Hầu hết các nhà vườn ở vùng ĐBSCL đều trồng Sapo và đầu mùa mưa nhằm giảm nhẹ công chăm sóc. Tùy điều kiện thời tiết, cần xác định thời gian trồng thích hợp cho mỗi vùng.
1. Một số giống Sapo phổ biến Sapo Xiêm (Lồng Mức, vùng Bình Thủy - Cần Thơ): cây cao 7-10m sau 10 năm trồng, tán lá rộng 7-10m, lá xanh đậm hơi tròn, trái to hơi nhọn đít, nặng trung bình 150-350 g; phẩm chất thơm ngon rất được thị trường ưa chuộng. Giống này khả năng thụ phấn kém nên trồng gần các giống khác để tăng tỷ lệ đậu trái.Sapo mặc bắc (Sapo dây, Sapo Kế Sách, vùng Kế sách - Sóc Trăng): dạng cây thấp, phân cành sà gần mặt đất, lá thon dài, quả nặng 150-400gr; cây cho năng suất cao, cho trái vào mùa sớm hơn các giống khác; phẩm chất kém, thịt nhão. Sapo trứng ngỗng: lá và trái tương tự Sapo dây nhưng dạng cây cao, phân cành hướng lên. Sapo Mehicô: trái to, nặng 300-450 g dạng tròn, cuống trái lõm. Ruột trái màu nâu, vị ngọt, thịt thơm lâu mềm, trái mọc rời trên cành, lá màu xanh đậm hơi tròn. Sapo trái dài: lá thon dài, xanh nhạt cây cho trái quanh năm, năng suất cao, dạng trái thon dài 10-15cm nặng trung bình 250-350 g. Sapo ta: cây cao đến 10 m cho nhiều trái, trái tròn nhỏ trung bình 50-80 g, vỏ trái dầy nhiều cám, phẩm chất kém. 2. Thời điểm trồng: Hầu hết các nhà vườn ở vùng ĐBSCL đều trồng Sapo và đầu mùa mưa nhằm giảm nhẹ công chăm sóc. Tùy điều kiện thời tiết, cần xác định thời gian trồng thích hợp cho mỗi vùng. 3. Chuẩn bị đất: Trên đất đã lên liếp, sau khi xác định vị trí khoảng cách trồng: Giống Sapo Xiêm Cần Thơ: 8m x 8 m Giống sapo dây, trứng ngỗng: 7 m x 7m - Hố trồng: hố tốt nhất nên 40 x 40 x 40 cm; để riêng đất mặt để lấp sau lên mặt hố, sau trồng. - Bón phân lót: lấy đất mặt trộn với 3-5 kg phân hữu cơ + 50g P205 + 5g Regent bón lót vào hố trước khi trồng 7-10 ngày. 4. Chuẩn bị cây giống: + Trồng từ cây giống chiết giâm trong bầu: chọn cây cao 0,5-0,6m khỏe mạnh, không sâu bệnh. Cắt 2/3 lá, trước khi trồng để hạn chế mất nước khi mới đặt cây xuống đất. 5. Mật độ và cách trồng: Khoảng cách trồng: tùy thuộc vào giống, mật độ trồng 200-250 cây/ha Cách trồng: lột bỏ vỏ bầu, đặt cây xuôi theo hướng gió, mặt bầu ngang mặt hố nén đất chặt tránh lỗ hổng trong hố để tránh đọng nước và xây xát phần cổ rễ của cây. 6. Chăm sóc: Tưới tiêu: Sapo cần đủ ẩm, đặ biệt trong 3 năm đầu. Sapo chịu ngập kém (nếu ngập 1-2 tuần cây rụng bông, héo rũ). Vì vậy, vườn cần có hệ thống tưới tiêu chủ động, có bờ bao ngăn lũ. Trồng dặm: một tháng sau khi trồng dặm lại những cây bị hư, yếu chậm phát triển,...Để cây được đồng đều đảm bảo mật độ. Bón phân: + Từ khi trồng đến 1 năm: tưới gốc NPK (16-16-8) nồng độ 3% (30g phân/ 10 lít nước) tưới 2 lần / tháng. + Từ 1 đến 3 năm: bón 50-150 g Urea + bón 50-150 g DAP + 50-150 g Kali, chia làm 4 lần bón cho 1 cây/năm . + Thời kỳ khai thác trái: bón 500-2000 g Urea + bón 500-1500 g DAP + 300-500 g Kali (hoặc sử dụng 1500-4500 g phân NPK (16-16-8) chia làm 4-5 lần bón/ cây/năm. Lưu ý: Ở ĐBSCL nên cần bón phân vào khoảng tháng 7 để tránh rễ cây bị ảnh hưởng khi mưa lũ vào tháng 9-10. Làm cỏ: kết hợp với việc dọn dẹp vệ sinh vườn tỉa cành tạo tán cho cây, cành lá đem đi tiêu hủy; tạo cho vườn thông thoáng loại bỏ nơi trú ẩn của côn trùng gây hại, tiêu hủy nấm bệnh. Vét mương bồi sình cho mặt liếp: hằng năm hoặc 2 năm một lần kết hợp với việc dọn vét muơng bồi sình cho mặt liếp vừa vệ sinh mương vừa cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. 7. Thu hoạch: Thời gian thu hoạch trái từ cây Sapo khá dài, bắt đầu thu hoạch từ tháng 12(dương lịch) đến tháng 6 năm sau. Cây chiết cho trái sau khi trồng 3 năm, cây trồng sau 10 tuổi năng suất trung bình có thể đạt từ: 100-200kg/ cây. KS. Phan Văn Bằng Phi
|