Một số quy định mới về chứng thực có hiệu lực từ 20/4/2020
Đăng ngày: 24/04/2020 03:12:19PM

Ngày 03/3/2020 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2019. Được bổ sung quy định về “Xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước”; cụ thể đối với trường hợp người đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê và có tên trong hợp đồng

Từ ngày 20/4/2020, Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành.


Theo đó, có một số điểm mới về chứng thực bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Cụ thể như sau:

1. 04 trường hợp được chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền
Theo đó, việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
- Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
- Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
- Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.


2. Không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân

Cụ thể, việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân được quy định như sau:
- Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
- Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
- Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
 - Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.


3. Bổ sung cách ghi số chứng thực chữ ký và số chứng thực hợp đồng, cụ thể:

- Số chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản và chứng thực chữ ký người dịch là số chứng thực được ghi theo từng loại giấy tờ, văn bản cần chứng thực chữ ký; không lấy số chứng thực theo lượt người yêu cầu chứng thực;
- Số chứng thực hợp đồng được ghi theo từng việc; không lấy số theo lượt người yêu cầu hoặc theo số bản hợp đồng
Theo đó, 07 mẫu lời chứng chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, gồm:
- Lời chứng chứng thực hợp đồng
- Lời chứng chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản
- Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp một người khai nhận di sản)
- Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản)
- Lời chứng chứng thực di chúc
- Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp một người từ chối nhận di sản)
- Lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản (trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng từ chối nhận di sản).

Phòng Tư pháp





Các bài viết khác:
Quy định về phân cấp quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực
Quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
Quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức
Quy định của pháp luật về trẻ em trong Luật trẻ em
Hỏi/đáp: Quy định của Bộ Luật dân sự về hợp đồng
Hỏi/đáp: Quy định của Bộ Luật dân sự về thừa kế
Quy định mới về giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ
Quy định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập
Quy định về việc quản lý, kết nối và chia sẽ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước
Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài