Đề án
![]() | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đề án Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020
1. Định hướng phát triển - Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến nông, thủy
sản tại các địa phương quận, huyện có vùng nguyên liệu tập trung nhằm giải
quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, tăng cường đầu tư chiều sâu các cơ
sở sản xuất hiện có để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Tích cực ứng
dụng các kỹ thuật tiên tiến vào khâu nuôi trồng để nâng cao sản lượng và chất
lượng nguyên liệu chế biến. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản
phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. - Tập trung đầu tư hình thành trung tâm dịch vụ, thương
mại, phát triển thị trường hàng dệt may-da giày tại Cần Thơ, về lâu dài cần
tăng cường đầu tư phát triển nguyên phụ liệu của ngành để gia tăng tỷ lệ nguyên
liệu nội địa trong các sản phẩm xuất khẩu. Thường xuyên nâng cao và đổi mới
công nghệ, đào tạo nhân lực, tăng năng suất lao động nhằm gia tăng năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm. Tập trung đầu tư nhà nước và đầu tư nước ngoài vào
khâu sợi - dệt, da, giả da nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu. - Tập trung vốn và nguồn lực tổ chức sản xuất các sản
phẩm cơ khí theo danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được Thủ tướng phê
duyệt. Tái cấu trúc ngành cơ khí theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa cao.
Thành phố tập trung đầu tư một số chuyên ngành cơ khí trong giai đoạn đầu như
đầu tư cơ sở hạ tầng; ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đặc biệt; có
chế độ riêng cho vay vốn lưu động có thời hạn cho các nhà sản xuất thiết bị cơ
khí, cho các công trình thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài; đặc
biệt quan tâm ưu đãi đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực cơ khí sản xuất tư liệu
sản xuất. - Tích cực hợp tác quốc tế thu hút đầu tư vào các ngành
công nghiệp hóa dầu, hóa hữu cơ, nguyên liệu hóa dược, hóa mỹ phẩm, sản xuất
phân bón phục vụ nông nghiệp. Ưu tiên phát triển các sản phẩm hóa chất có giá
trị cao như cao su kỹ thuật cao, hóa chất tinh khiết, hóa hữu cơ đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng nội địa và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm hóa chất tiêu dùng. - Tập trung các nguồn vốn để nhanh chóng phát triển ngành
sản xuất năng lượng, đảm bảo cân đối với nhu cầu tiêu thụ đang phát triển mạnh,
tạo dựng thị trường cạnh tranh trong sản xuất và phân phối điện. Khuyến khích,
hỗ trợ các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố phát triển các dạng năng
lượng điện mới, năng lượng tái tạo; đồng thời, tích cực thực hiện các chương
trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; triệt để thực hiện các giải
pháp tiết kiệm điện, giảm tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, giảm tổn
thất điện trên lưới truyền tải và phân phối. - Tạo dựng thị trường cho các sản phẩm điện tử - công
nghệ thông tin trên địa bàn thành phố; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu
tư sản xuất các thiết bị thông tin công nghệ cao; phổ cập tin học hóa trong dân
cư; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống, trong sản xuất
kinh doanh; ưu đãi đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển ngành điện
tử - công nghệ thông tin để có điều kiện chuyển giao công nghệ cao và mở rộng
thị trường; đồng thời, tăng cường đầu tư từ ngân sách thành phố cho các công
trình hạ tầng phát triển ngành như các trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ điện tử - công nghệ thông tin, khu công nghệ cao, hệ thống
hạ tầng thông tin. - Sử dụng tối đa nguyên liệu sản xuất trong nước để phát
triển ngành công nghiệp nhựa – cao su, sử dụng công nghệ vật liệu mới, phát
triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã,
nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng sản lượng xuất
khẩu. Tích cực đầu tư công nghệ hiện đại, từng bước thay thế thiết bị hiện có
bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới; đảm bảo các chỉ tiêu chất
lượng, an toàn, vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của
Việt Nam và quốc tế để sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường
trong nước và trên thế giới. 2. Quan điểm lựa chọn
phát triển Quan điểm lựa
chọn các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2011 – 2015,
định hướng đến năm 2020 như sau: - Là những ngành
có vị trí quan trọng, chi phối đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân, sản phẩm
đáp ứng các nhu cầu đặc biệt thiết yếu với quốc kế dân sinh. Sự phát triển của
các ngành này sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế -
xã hội của thành phố; - Những ngành
đang và trong tương lai lâu dài vẫn sẽ có khả năng và điều kiện phát triển và
chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của toàn bộ nền kinh tế thành phố; quy mô phát
triển của ngành cũng khẳng định tính tất yếu của ngành là phù hợp với nhu cầu
khách quan đang có xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế; - Là những ngành
tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, tăng trưởng nhanh, tạo vị thế vững chắc và khả
năng cạnh tranh cao, đóng góp tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế; - Những ngành sử
dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; những ngành đi thẳng vào ứng
dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học công nghệ, đi vào các hướng công nghệ
tương lai phù hợp với xu thế thời đại và đất nước ta có điều kiện phát triển; - Là những ngành hướng vào xuất khẩu, thay thế nhập khẩu. 3. Mục tiêu phát triển Phát triển các
ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn với tốc độ cao; tiếp tục giữ
vai trò động lực, quyết định trong phát triển nền kinh tế để sớm đưa Cần Thơ
xứng tầm là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long,
và đến năm 2020 cơ bản trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại với
các chỉ tiêu cụ thể là: - Giá trị sản
xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011
– 2015 là 18,71% , và giai đoạn 2016 – 2020 là 16,70%; - Cơ cấu ngành
công nghiệp trong nền kinh tế đến năm 2015 chiếm 41,24%, và đạt 42,75% vào năm
2020. Và đạt tiêu chí là thành phố công nghiệp: (*) +
GDP bình quân đầu người đạt trên 9.386 USD; +
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP dưới 15%; +
Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm dưới 20%; + Tỷ trọng chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 28%. 4. Danh mục các ngành
công nghiệp được lựa chọn Trên cơ sở khái niệm và các tiêu chí các ngành công
nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn; từ đó lựa chọn các nhóm ngành công nghiệp
ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn cụ thể như sau: a) Nhóm ngành công
nghiệp ưu tiên - Ngành công
nghiệp chế biến nông sản. - Ngành công
nghiệp chế biến thủy sản. - Ngành công
nghiệp dệt may: sợi, vải, lụa, quần áo xuất khẩu, nguyên phụ liệu ngành dệt
may. - Ngành công
nghiệp da giày: giày dép xuất khẩu, nguyên phụ liệu ngành da giày. - Ngành công
nghiệp thực phẩm. - Ngành công
nghiệp năng lượng. - Ngành công
nghiệp luyện kim: các loại phôi thép, thép đặc chủng. - Ngành công
nghiệp hóa chất: bao gồm cả hóa chất cơ bản, phân bón và hóa dầu, khí đốt, hóa
dược, hóa mỹ phẩm. - Ngành công nghiệp nhựa: nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ,
ống, nhựa kỹ thuật …. - Ngành công nghiệp phụ trợ. b) Nhóm ngành công
nghiệp mũi nhọn - Cơ khí chế tạo,
cơ khí gia công kim loại: đóng tàu, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất thiết bị
toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử, sản xuất phụ tùng, chi tiết máy… - Thiết bị điện
tử, viễn thông và công nghệ thông tin. -
Nhóm sản phẩm từ công nghệ mới: năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp
phần mềm, nội dung số.
Bảng tổng hợp Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên,
công nghiệp mũi nhọn
5. Phạm vi và đối tượng hỗ trợ
a)
Phạm vi hỗ trợ
Các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố được quy
định tại Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn của
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 của Quyết định
này.
b)
Đối
tượng áp dụng Tất
cả các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa
bàn thành phố Cần Thơ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuộc Danh mục các
ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn. 6. Nguyên tắc hỗ trợ -
Áp dụng đối với các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn trên
địa bàn thành phố được quy định tại Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên,
ngành công nghiệp mũi nhọn vừa nêu trên. - Các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên,
ngành công nghiệp mũi nhọn phải có doanh thu sản xuất công nghiệp của các sản
phẩm công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn tối thiểu bằng 50% tổng doanh
thu sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp. 7. Các hình thức hỗ trợ
a) Thực hiện hỗ
trợ phát triển theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày
23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục các
ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm
nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển. b) Thực hiện trình tự hỗ trợ giới thiệu
sản phẩm miễn phí cho doanh nghiệp theo quy định tại phần II của Thông tư số
03/2008/TT-BCT ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn
một số nội dung quy định tại Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Nguồn: Quyết định số 2690/QĐ-UBND |
|