Sân bay Cần Thơ được chính quyền Việt Nam Cộng hòa hoàn thành tháng 2 năm 1961 với sự trợ giúp của chính phủ Mỹ, ban đầu có tên là Căn cứ không quân Bình Thủy. Đây là sân bay quân sự của Không quân Việt Nam Cộng hòa, sau đó Không lực Hoa Kỳ cũng sử dụng sân bay này cho các máy bay phản lực và vận tải hạng nặng. Do vị trí sân bay gần cầu Trà Nóc và đình Trà Nóc, người dân ở đây còn gọi đây là Sân bay Trà Nóc hoặc căn cứ Trà Nóc.
Sau năm 1975, sân bay
vẫn do quân đội quản lý. Giai đoạn 1977 - 1978, từng có các chuyến bay nối Tân Sơn Nhất với Cần Thơ,
nhưng do hiệu quả thấp, sân bay đã tạm ngưng sử dụng từ giữa năm 1978. Trong những năm sau
đó, nơi đây từng được dùng như một căn cứ xuất phát các phi cơ F-5 và A-37 của Không quân Nhân dân Việt Nam tấn công vào lực lượng Khmer Đỏ trong Chiến tranh biên giới Tây
Nam. Sau khi các máy bay chiến lợi phẩm này về hưu thì chỉ còn là
căn cứ trực thăng quân sự.
Mãi đến năm 2001, một
đề án khôi phục và đưa sân bay Trà Nóc vào phục vụ nhu cầu dân sự với tên mới
là Sân bay Cần Thơ. Việc phục hồi được tiến hành vào năm 2005. Ngày 3
tháng 01 năm 2009, sau gần 4 năm sửa chữa, nhà ga nội địa chính thức đi vào
hoạt động. Ngày 01 tháng 01 năm 2011, sân bay Cần Thơ mới trở thành sân bay
quốc tế.
Dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ được khởi công ngày 4/9/2005 và chia
làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 nâng cấp,
cải tạo đường hạ cất cánh và xây dựng nhà ga hành khách trong nước với thiết kế
500.000 khách/năm. Được khánh thành vào tháng 01/2009 với đường hạ cất cánh dài
2.400m, rộng 45m bảo đảm khai thác tiếp thu được các loại máy bay như A320,
A321 và tương đương, nối Cần Thơ với Hà Nội cùng các địa phương khác.
Giai đoạn 2 của Cảng hàng
không Quốc
tế Cần
Thơ được khánh thành vào ngày 01/01/2011,
xây dựng nhà ga với tổng diện tích sàn 20.750m2, phục vụ 3 - 5 triệu
khách/năm và kéo dài 600m đường hạ cất cánh (đạt tổng chiều dài 3000m),
lắp đặt hệ thống đèn đêm, hệ thống hạ cánh chính xác ILS để tiếp thu các
loại máy bay hạng nặng như B777-300ER, B747-400 và tương đương, nối Cần Thơ với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, cảng hàng không này đang được 3 hãng của Việt Nam
đăng ký khai thác đường bay nội địa, trong đó nhiều nhất là Vietnam Airlines có
2 đường bay Hà Nội - Cần Thơ (một tuần có 14 chuyến mỗi chiều bằng máy bay A321)
và Phú Quốc - Cần Thơ (7 chuyến mỗi chiều, máy bay AT7). Vietjet cũng có hai đường
bay là Hà Nội - Cần Thơ, nhưng số chuyến ít hơn một nửa và chặng Đà Nẵng - Cần
Thơ chỉ với tần suất 3 chuyến; Cần Thơ - Côn Đảo 4 chuyến/tuần. Từ năm 2010, Cảng
Cảng
hàng không Quốc tế Cần Thơ có thêm các chuyến
bay quốc tế (không thường lệ) đến Đài Loan vào dịp tết Nguyên đán hàng năm.
Chào đón chuyến bay đầu tiên của VietjetAir đến Cảng hàng không Quốc tế
Cần Thơ
Tại Hội nghị “Xúc tiến
mở các tuyến hàng không đến Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ” do Ban
Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và UBND TP.Cần Thơ vừa phối
hợp tổ chức trong năm 2014. Hội nghị nhằm kết nối các hãng hàng
không trong và ngoài nước mở các tuyến bay đến và đi từ Cảng Hàng không quốc
tế Cần Thơ trong thời gian tới, như: Cần Thơ - Cam Ranh, Cần Thơ - Campuchia, Cần
Thơ - Thái Lan, Cần Thơ - Hàn Quốc, Cần Thơ - Đài Loan (Trung Quốc).
Ngày 07/5/2015, UBND thành phố Cần Thơ phối hợp với tỉnh Lâm
Đồng, Công ty Bay dịch vụ Hàng không (VASCO), Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp
thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) xúc tiến mở đường bay Cần Thơ – Đà
Lạt (Liên Khương) với tần suất bình quân 02 chuyến/tuần, bằng loại máy bay
ATR-72 (67 chỗ). Giá vé khoảng 1.150.000/lượt.
Ngày 24/6/2015, UBND thành phố Cần Thơ cùng với các sở, ngành
có lien quan và Vietravel, các Công ty Du lịch và lữ hành, thống nhất xúc tiến
mở đường bay Cần Thơ – Bangkol (Thái Lan) vào giữa tháng 7/2015, với các thông
tin như sau:
- LoạI máy bay: Airbus 320, với 180 chỗ/chuyến.
- Lịch khởi hành dự kiến:
+ Chuyến 1: Ngày 21/7/2015.
+ Chuyến 2: Ngày 25/7/2015.
+ Chuyến 3: Ngày 29/7/2015.
+ Chuyến 4: Ngày 02/8/2015.
- Giá vé dự kiến: 5.349.000 đồng/ khứ hồi.
Ông
Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, nhận định nếu có thêm nhiều đường
bay mới đến Cần Thơ sẽ thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa vùng Đồng
bằng sông Cửu Long với các vùng miền, tăng thêm khả năng thu hút đầu tư vào Cần
Thơ và các tỉnh khác trong vùng. Các chuyến bay này cũng sẽ góp phần tăng năng
lực vận chuyển nhiều mặt hàng nông, thủy sản tươi sống đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long đến
nhiều nơi; tạo nhiều cơ hội hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành
trong vùng và giữa các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long với
các tỉnh, thành khác trong nước và quốc tế.
Hành khách
qua sân bay Cần Thơ
Theo
ông Dũng, để tạo điều kiện duy trì và phát triển các đường bay mới đến Cảng hàng
không Quốc tế Cần Thơ, trong giai đoạn đầu UBND TP.Cần Thơ sẽ vận động các doanh
nghiệp du lịch thực hiện các chương trình giảm giá, đồng thời vận động từ nguồn
xã hội hóa để bù lỗ cho các hãng hàng không khi cần thiết./.