Bản tin dân tộc

Tái hiện Lễ cúng lên nhà Rông mới của đồng bào Jrai

Ngày 14/6/2020, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Jrai ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ cúng lên nhà Rông mới đặc sắc của dân tộc mình.

Dân làng chuẩn bị lễ vật để thực hiện lễ cúng lên nhà Rông mới. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Đồng bào dân tộc Jrai là một trong 54 dân tộc Việt Nam luôn chung sống đoàn kết bên nhau chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Trải qua nhiều biến thiên trong lịch sử nhưng đồng bào vẫn giữ được sắc thái văn hóa riêng của mình góp phần làm nên sự đa dạng trong một thể thống nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bao đời nay đồng bào Jrai tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa, lễ hội truyền thống; lấy việc trồng lúa làm nương rẫy là nghề chính để phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng. Quan niệm của đồng bào Gia Rai, nhà Rông là biểu tượng của cộng đồng và vô cùng quan trọng đối với đồng bào Jrai trong đời sống tính thần và đời sống tâm linh. Sau khi di dời hay tu sửa lại, nhà Rông phải được tổ chức cúng Yàng cũng là dịp để cảm tạ thần linh đã ủng hộ, giúp dân làng trong thời gian qua, cầu xin được bình an và phát triển.


Thầy cúng thực hiện lễ cúng ngoài trời, dưới chân cầu thang để xua đuổi những điều xấu. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Ngày nay trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào từng bước được cải thiện và nâng cao tuy nhiên những nét đẹp văn hóa và giá trị cộng đồng lễ hội vẫn được bà con buôn làng coi trọng.


Thầy cúng lên nhà Rông trước để thực hiện các nghi thức cúng. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Chủ lễ (thầy cúng) là già làng có uy tín, am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc mình.


Bà con cùng lên nhà Rông để thực hiện lễ cúng trong nhà. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Trước tiên là phần cúng dưới nhà gần chân cầu thang của của nhà Rông. Đây là lễ xua đuổi thần xấu, thần không tốt còn bám trên cây gỗ để làm nhà. Lễ vật cúng gồm gà hoặc dê, ghè rượu. Thầy cúng múc một ít nước vào bát đồng vừa đọc lời cúng, vừa rót nhẹ vào ghè cúng đến khi hết nước trong bát thì cũng dứt lời cúng.


Lễ vật sống trong lễ cúng. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

 

Lễ vật chín được bà con chuẩn bị cho lễ cúng. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Sau khi cúng dưới nhà xong thầy cúng và hội đồng già làng lên trên nhà Rông bàn bạc các công việc trong lúc bà con trong buôn tiếp tục chuẩn bị các lễ vật cho lễ cúng. Khi các lễ vật đã được chuẩn bị sẵn sàng, thầy cúng rót rượu vào bát đồng, lấy một phần thịt bỏ vào bát đi ra cửa đổ rượu vừa đọc lời cúng, sau đó thầy cúng ra cửa chính để cúng.


Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng trong nhà mới. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Sau đó, thầy cúng quay lại chỗ cúng ban đầu múc đầy nước vào bát tạt nước vào nhà, vào mọi người với ý nghĩa cầu mong có cuộc sống hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Thầy cúng vừa cúng, vừa đánh cồng chiêng, nhảy múa xung quanh ghè rượu.


Bà con cùng vui với chiêng, trống và những điệu xoang trong nhà Rông mới. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Kết thúc lễ cúng cả làng vui vẻ uống rượu cần và chúc mừng chủ nhà.


Bà con cùng nhau múa hát trong sân lễ hội xung quanh cây nêu. Ảnh: Hoàng Tâm - DTMN

Sau phần nghi thức cúng, đồng bào dân tộc Jrai sẽ cùng nhảy múa uống rượu cần, vui chiêng cùng vòng xoang trên nhà Rông sau đó di chuyển xuống cây nêu sân lễ hội vui hội chung niềm vui cùng nhau mừng nhà mới.

KN (theo dantocmiennui.vn)


Các tin khác:
Đồng bào Khmer rộn ràng chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024  (17/04/2024)
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và việc bảo tồn giá trị văn hóa Khmer trên địa bàn thành phố Cần Thơ  (22/03/2024)
Thành Phố Cần Thơ: diện mạo mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số  (20/03/2024)
Nhìn lại chặng đường 20 năm công tác dân tộc  (26/02/2024)
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số ở thành phố Cần Thơ  (05/02/2024)
12345678910