Bản tin dân tộc

Chùa Munirăngsây – điểm tựa cho sinh viên dân tộc Khmer

Có một ngôi chùa Nam tông Khmer ở số 36 đại lộ Hoà Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Hằng ngày đây không chỉ là nơi các vị sư tu học, mà đây còn là nơi để các sinh viên dân tộc Khmer miệt mài đèn sách học tập, cố gắng vượt qua số phận để đổi đời từ con đường học vấn trong sự đùm bọc, yêu thương nơi cửa phật. Đó là chùa Munirăngsây.

Chùa Munirăngsây

Nằm Ngay trên mặt tiền đại lộ Hoà Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều; tuy khuôn viên của chùa không được rộng rãi nhưng trong khuôn viên này, một khu ký túc xá dành cho các em sinh viên với dãy nhà 3 tầng được xây dựng khang trang sau lưng chánh điện là nơi để sinh viên học tập.

Thượng tọa Trần Sone, Trụ trị chùa tâm sự: Trước đây bản thân trải qua khó khăn khi đi học, được sự quan tâm giúp đỡ hòa thượng, ban quản trị chùa giúp đỡ học vấn. Do vậy bản thân muốn đền đáp tri ân và báo ân lại những vị đã cưu mang giúp đỡ mình nên bản thân quyết định cho sinh  viên tá túc tại chùa. 

Từ nhiều năm nay, mỗi năm Thượng tọa nhận nuôi dưỡng trong chùa từ 30 - 40 nam sinh viên đang theo học tại các trường đại học, hỗ trợ việc ăn ở, các tiện nghi sinh hoạt.

Thượng tọa Trần Sone cho biết, những năm trước khi còn khó khăn về cơ sở vật chất nhà chùa chỉ cho vài em chục em ở trong khuôn viên chật hẹp, sau đó mới quyết định xây ký túc xá để các em ở được rộng rãi, đến nay khu ký túc xá này tiếp nhận từ  40 – 60 sinh viên và tăng sinh ở mỗi năm. 

Thượng tọa Trần Sone là tấm gương sáng về phẩm hạnh, lòng nhân ái và luôn sống vì mọi người. Nhà chùa không chỉ  là nơi giúp đỡ, cưu mang sinh viên  mà còn giáo dục về đạo đức, truyền thống văn hóa, dạy chữ Khmer cho các em.Nên các bậc phụ huynh rất yên tâm khi con em họ được nhận cho ở tại Chùa.

Hiện nay, khu “ký túc xá” của sinh viên chùa Munirăngsây có dãy nhà rộng gần 400 m2 (diện tích 6m x 16m có cấu trúc 01 trệt 03 lầu) với những dãy giường tầng ngăn nắp, trên đầu mỗi giường là bàn học cùng kệ sách và đèn.

Dưới mái nhà chung này, Thượng tọa Trần Son coi các sinh viên như những người con ruột, chăm sóc, giáo dục các em sống hướng thiện bằng lời dạy bảo cũng như đưa các em tham gia những hoạt động từ thiện của nhà chùa.

Từ khi cưu mang sinh viên đến nay, Thượng tọa Trần Sone đã góp phần giúp hàng trăm  sinh viên có điều kiện học tập và hàng nghìn thí sinh đến ở để dự  thi các kỳ đại học. Có rất nhiều sinh viên ra trường, thành đạt trở về cống hiến tại địa phương và trở lại hỗ trợ kinh phí, cùng nhà chùa giúp đỡ những sinh viên có điều kiện tiếp tục học tập./.

Trường Phục


Các tin khác:
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và việc bảo tồn giá trị văn hóa Khmer trên địa bàn thành phố Cần Thơ  (22/03/2024)
Thành Phố Cần Thơ: diện mạo mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số  (20/03/2024)
Nhìn lại chặng đường 20 năm công tác dân tộc  (26/02/2024)
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số ở thành phố Cần Thơ  (05/02/2024)
Sắc xuân ở vùng cực Bắc Tây Nguyên  (02/02/2024)
12345678910