Chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn công trình hạ tầng, nhà ở trong mùa mưa bão
Năm 2019 được dự báo là năm thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường theo chiều hướng cực đoan hơn. Cùng với các địa phương trong vùng ÐBSCL, TP Cần Thơ cũng chịu nhiều tác động bởi các diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, nhất là trong mùa mưa bão. Ðể chủ động nâng cao nhận thức trách nhiệm của ngành chức năng và người dân trong việc phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng trong mùa mưa bão năm 2019, ông Tạ Chí Nhân, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ, cho biết:
Năm 2019 được dự báo là năm
thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, khó lường theo chiều hướng cực đoan
hơn. Cùng với các địa phương trong vùng ÐBSCL, TP Cần Thơ cũng chịu nhiều tác
động bởi các diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, nhất là trong
mùa mưa bão. Ðể chủ động nâng cao nhận thức trách nhiệm của ngành chức năng và
người dân trong việc phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và
công trình xây dựng trong mùa mưa bão năm 2019, ông Tạ Chí Nhân, Phó Giám đốc
Sở Xây dựng TP Cần Thơ, cho biết:
- Sở Xây dựng TP Cần Thơ
vừa có Công văn số 1598/SXD-CCGĐXD ngày 1-7-2019, “Về việc phòng chống thiên
tai, đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình xây dựng mùa mưa bão 2019”.
Theo đó, Sở Xây dựng thành phố đề nghị UBND các quận, huyện, các chủ sở hữu
hoặc người quản lý, sử dụng các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố tiếp
tục tuyên truyền, phổ biến và yêu cầu người dân thực hiện các biện pháp phòng,
chống thiên tai theo 4 tài liệu hướng dẫn của Bộ Xây dựng đã được đăng tải trên
trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và trang thông tin điện tử của Sở Xây
dựng, gồm: Hướng dẫn nhà an toàn phòng, chống bão lũ; Hướng dẫn phân loại nhà
an toàn theo các cấp bão (Công văn số 1145/BXD-KHCN, ngày 28-5-2015); Khuyến
cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình (Công văn số: 2686/BXD-KHCN, ngày
12-11-2015); Quy trình kiểm định các công trình ăng-ten thu phát sóng viễn
thông, truyền thanh truyền hình (Quyết định số 55/QĐ-BXD, ngày 25-1-2017).
Người dân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có thể căn cứ vào các văn bản hướng
dẫn và tình hình thực tế để có các giải pháp phù hợp chủ động ứng phó trong mùa
mưa bão hiện nay.

Khảo sát một điểm sạt lở trên địa bàn quận Bình Thủy.
v Đối với các công trình hạ tầng
kỹ thuật, Sở Xây dựng có lưu ý gì để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, thưa
ông?
- Trong mùa mưa bão, đối
với công trình hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng đề nghị UBND các quận, huyện, Ban
Quản lý dự án, chủ đầu tư đã và đang trong quá trình triển khai các dự án trên
địa bàn chủ động lập kế hoạch kiểm tra hệ thống cây xanh đường phố, cây xanh
công viên, vườn hoa nhằm phát hiện kịp thời các cây bị sâu bệnh có khả năng ngã
đổ, thực hiện mé nhánh nặng tán, phát hiện các cây bị mục, nhánh cây khô... để
kịp thời chặt hạ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Cần tăng
cường công tác kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố trên hệ
thống thoát nước, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngập, nghẹt trên các
tuyến đường; kiểm tra nạo vét các hố ga, cửa xả thoát nước, hố thu nước mặt
đường, đặc biệt là tại các tuyến đường chính và thường xuyên ngập; thay thế các
nắp hố ga thoát nước bị mất cắp để đảm bảo an toàn giao thông. Kiểm tra an toàn
hệ thống lưới điện chiếu sáng công cộng, nhất là cột điện tại các vị trí xung
yếu, các vị trí có nguy cơ bị ngập lụt, hệ thống điện chiếu sáng trong công
viên, vườn hoa... phát hiện kịp thời các vụ rò rỉ điện, các trường hợp mất an
toàn; phát quang hành lang an toàn tuyến bảo vệ lưới điện nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất các sự cố về điện. Kiểm tra các công trình cấp nước, chất lượng nước
sạch tại các vùng, khu vực có nguy cơ ngập để đảm bảo cấp nước kịp thời và đảm
bảo chất lượng cho người dân sử dụng.

Sở Xây dựng yêu cầu đơn vị quản lý, sử dụng các công trình dạng
tháp, trụ BTS kiểm tra, đánh giá và có biện pháp gia cố đảm bảo an toàn trước
và trong mùa mưa bão.
v Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, có nhiều công trình
xây dựng hạ tầng quy mô lớn, cao tầng đang được triển khai trên địa bàn. Vậy
công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với các công trình này ra sao, nhất là
trong mùa mưa bão, thưa ông?
- Đối với công trình đang
thi công xây dựng, Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn
lao động và chất lượng công trình theo quy định. Bên cạnh đó tăng cường nhắc
nhở các chủ đầu tư các công trình đang thi công xây dựng phải có biện pháp đảm
bảo an toàn cho người, thiết bị, công trình và các công trình lân cận. Đặc biệt
đối với các công trình cao tầng phải chú trọng công tác đảm bảo an toàn đối với
cần trục tháp, máy vận thăng và các thiết bị trên cao trong mùa mưa bão. Ngoài
ra, đối với các công trình dạng tháp, trụ BTS, Sở Xây dựng yêu cầu chủ quản lý,
sử dụng tổ chức kiểm tra, đánh giá và có biện pháp gia cố đảm bảo an toàn trước
mùa mưa bão; có kế hoạch di dời các hộ dân trong phạm vi bị ảnh hưởng đến nơi
an toàn khi cần thiết. Sở Xây dựng cũng lưu ý đối với các cột điện ly tâm bê
tông cốt thép, đơn vị quản lý tổ chức kiểm tra, đánh giá và gia cường, giằng
chống đảm bảo an toàn trước mùa mưa, bão; bố trí cảnh báo khu vực nguy hiểm tại
những vị trí xung quanh cột điện ly tâm có nguy cơ gây mất an toàn.
v Để chủ động hơn trong các giải pháp ứng phó với thiên tai,
biến đổi khí hậu, về phía Sở Xây dựng có đề xuất, kiến nghị gì trong công tác
xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, thưa ông?
- Hiện nay, Sở Xây dựng
đang thực hiện xây dựng Quy hoạch phân khu chức năng của các quận, rà soát quy
hoạch chung các huyện trên địa bàn thành phố. Trong quá trình xây dựng, rà soát
quy hoạch sẽ có khảo sát và đánh giá điều kiện tự nhiên của các quận, huyện về
địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thủy lợi, địa chất công trình, địa
chấn... Thu thập các số liệu về khí tượng thủy văn, cập nhật kịch bản biến đổi
khí hậu và nước biển dâng được công bố (nếu có) nhằm nghiên cứu giải pháp ứng
phó biến đổi khí hậu. Các số liệu thu thập và các kết quả phân tích sẽ là cơ sở
để đề xuất các vấn đề cần phải giải quyết trong quy hoạch, khắc phục những
nhược điểm của một đô thị vùng ĐBSCL thường xuyên chịu tác động của biến đổi
khí hậu (mưa bất thường, triều cường, hạn hán, xâm nhập mặn...). Hiện nay, Sở
Xây dựng cũng đề nghị UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung
các giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị,
khu dân cư phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu và những khu vực thường xuyên
chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như ngập lụt, sạt lở. Đồng thời, xác định mức độ
ảnh hưởng với các tần suất mưa bão xảy ra ở từng khu vực trên địa bàn để lựa
chọn địa điểm tái định cư đảm bảo an toàn cho người dân; cảnh báo và chủ động
di dời nhân dân đến nơi an toàn ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt bởi bão mạnh,
siêu bão; thực hiện phương án từng bước di dời dân cư đến khu vực an toàn theo
quy hoạch.
Nhìn chung, diễn biến thời
tiết, mưa bão, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và khó dự báo. Do đó, công
tác phòng chống thiên tai cần được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm
đúng mức, có phương án chủ động từ thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, đến tuyên
truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, các thành phần kinh tế, chủ đầu
tư công trình hạ tầng, tăng cường công tác quản lý nhà nước của ngành chức
năng... Đây là những giải pháp nhằm đảm bảo được an toàn cho người, nhà ở, các
công trình hạ tầng trong mùa mưa bão cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan
do biến đổi khí hậu gây ra.