Trồng Trọt
Những trở ngại thường gặp trong quản lý vườn cây ăn trái





Cây ăn trái là một trong những loại cây có giá trị kinh tế cao, TP Cần Thơ có cây ăn trái đặc sản với diện tích lớn của đồng bằng sông Cửu Long; có các giống phẩm chất tốt như: Cam, Quýt, Bưởi, Sầu riêng, Măng cụt,...

Định hướng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm 2022, giảm dần diện tích lúa, tăng sản lượng cây ăn quả,  trên cơ sở hình thành vành đai thực phẩm và vườn cây ăn trái đặc sản ở các quận, huyện ven thành phố. Chú ý phát triển vùng cây ăn trái đặc sản kết hợp phục vụ du lịch sinh thái vườn như: Dâu hạ châu Phong Điền, Cam, Quýt, Bưởi, Mang cụt, Vú sữa, dừa (tươi), ....

Với mục tiêu nâng cao phẩm chất trái, phát triển vùng cây ăn trái đặc sản của thành phố Cần Thơ, phải xem xét phân tích hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật cần áp dụng trong thời gian tới. Vì vậy Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ đưa ra một số trở ngại thường gặp trong quản ký vườn cây ăn trái và một số giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại có thể gặp để nâng cao hiệu quả sản xuất.

1. Thiết kế vườn:

+ Mặt liếp vườn hẹp, thiếu đất cho cây.

+ Mực nước trong mương vườn không ổn định. Giữ mực nước trong mương vườn quá cao, nhất là trong mùa mưa lũ hoặc sau khi xử lý ra hoa.

+ Mật độ trồng cây quá dầy, trồng xen với cây trồng khác.

+ Hệ thống đê bao và thoát thủy kém, không hoàn chỉnh gây ngập úng cục bộ trong mùa lũ hoặc khi mưa dầm.

2. Thiếu vệ sinh vườn, ít tỉa cành tạo tán:

+ Thiếu vệ sinh vườn xén tỉa cành, tạo tán phù hợp sau các mùa thu hoạch trái hay trước khi mùa mưa bắt đầu.

+ Thiếu xới xáo mặt liếp làm cho đất mặt bị chai, gây đóng váng hồ trên mặt liếp gây cản trở làm cho rễ non của cây khó phát triển, cây khó hấp thu phân bón và các dưỡng chất trong đất.

 

3. Quản lý cỏ và Bón phân chưa hợp lý:

+ Làm sạch cỏ trên mặt liếp, hoặc sên sình trên mặt liếp quá trễ làm cho đất mặt bị lèn dính.

+ Cách bón phân không hợp lý như: bón phân không kịp thời, bón không đúng thời điểm, bón không đúng cách (rãi trên mặt liếp..,) làm cho cây phát triển kém, nhất là ở giai đoạn sau khi thu hoạch trái.

+ Bón phân không cân đối; chỉ chú trọng đến phân hóa học phần lớn diện tích không bón phân hữu cơ, bón thừa N, thiếu P, K, trong phân thường thiếu các nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S..,) và vi lượng ( Cu, Zn, Mn..,) làm cho cây tăng trưởng kém dễ bị nhiễm bệnh.

4. Một số giải pháp hạn chế trở ngại thường gặp trong quản lý vườn cây ăn trái:

- Lên liếp đúng theo khuyến cáo của nhà chuyên môn, tùy theo từng loại cây mà có kích thước liếp khác nhau;

- Giữ mực nước trong mương ổn định và tùy theo nhu cầu tuần giai đoạn của cây có thể tăng hoặc giảm;

- Vệ sinh, tỉa cành tạo tán cho vườn cây nhất là thời điểm sau thu hoạch giúp cây mau phục hồi và phát triển cành lá đủ sức cho trái nhiều và mẫu mã đẹp vụ sau;

- Không nên làm sạch cỏ hết vườn chỉ làm sạch quanh gốc để bón phân bồi sình cho cây, chỉ làm cỏ có kiển soát để chống lèn mặt liếp tạo lớp hữu cơ tự nhiên, chống xói mòn cho vườn cây;

- Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ giảm bón phân vô cơ, bổ sung phân vi sinh giúp đất phục hồi và tăng dinh dưỡng đất.




Hà Thanh Liêm

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố Cần Thơ



CÁC TIN KHÁC: